Hãy đọc sách và cứ ước mơ đi, đời sẽ vui hơn nhiều lắm


Hãy đọc sách và cứ ước mơ đi, đời sẽ vui hơn nhiều lắm

Hãy đọc sách và cứ ước mơ đi, đời sẽ vui hơn nhiều lắm

Sách trong phòng làm việc của mình ở Bách Khoa, nhớ về thanh xuân một thưở, cái thời còn ham đọc, là những ngày tháng háo hức chờ Mực tím và Áo trắng rồi thả hồn theo những câu chuyện, những bài thơ của “Vòm me xanh” và “Gia đình áo trắng”:):):) Những cuốn sách này, phần thì do mình mua, phần thì được bạn bè hay học trò tặng, giúp mình bớt stress khi quá căng thẳng với những bài báo ISI:):):) Ngày xưa ham đọc ghê gớm, mà cũng đâu có tiền mua, nên đọc ngấu nghiến tất cả những gì mình mượn được:):):) Mực tím và Áo trắng thì được một chị bạn đọc xong rồi cho mượn, những cuốn tiểu thuyết thì do anh chị mượn về, hoặc thỉnh thoảng có tiền thì mướn về đọc:):):) Không có nhiều lựa chọn, nước ngoài thì mình đọc từ Bá tước Monte Cristo, Không gia đình, Những con chim ẩn mình chờ chết, cho đến Thần thoại Hy Lạp, Truyện cổ Grimm:):):) Trong nước thì đọc từ Lệnh truy nã, Ván bài lật ngửa, cho đến Bên dòng sông Trẹm, Đôi mắt người xưa:):):)

Tuổi học trò lắm mơ nhiều mộng, nên cả một thanh xuân, chẳng biết bao nhiêu lần mình vui buồn theo những câu chuyện hay những bài thơ dễ thương trên Mực tím và Áo trắng, và mỗi lần cầm được cuốn báo trên tay thì vừa hối hả đọc cho nhanh lại vừa sợ phải đọc đến dòng cuối cùng, sẽ không còn gì để đọc:):):) Hồi đó ở quê, mình thật ngưỡng mộ những anh chị của Vòm me xanh và Gia đình áo trắng, cũng gần như kiểu hâm mộ nghệ sỹ vậy, nhiều lúc ước ao sau này lên Saigon thì sẽ đến nghe họ nói chuyện và xin chữ ký của họ:):):) Vậy mà gần 30 năm trôi qua, mình chỉ có dịp thấy được duy nhất bạn Phan Tiểu Vân ngoài đời một lần hồi mới lên Saigon, mà hồi đó mới ở quê lên còn nhút nhát nên thấy gái đẹp cũng không dám lại chào:):):) Trên TV thì thấy chị Lê Đỗ Quỳnh Hương thường làm MC, trên facebook thì thấy nhà báo xinh đẹp Đinh Thu Hiền và thầy giáo Nguyễn Hữu Huy Nhựt:):):) Ôi, cả một thanh xuân của mình:):):)

Nhờ đọc nhiều, nên mặc dù tập trung học toán lý hóa nhưng mình viết câu văn vẫn ít sai chính tả, mà thật ra những người thích học toán lý hóa thường học văn cũng không quá tệ:):):) Hồi học lớp 9, khi thành lập đội tuyển để thi học sinh giỏi, sau khi xem xong những bài viết của mấy bạn đội văn, thầy Du lắc đầu và thuyết phục mình bỏ đội toán để theo đội văn của thầy:):):) Mình biết mình không có khiếu văn chương, nên từ chối thầy:):):) Lúc học lớp 12, không khí giờ văn thật tang thương, mặc dù đang tối tăm mặt mũi với toán lý hóa để thi Bách Khoa, đến giờ văn cũng phải liếc liếc nhanh cuốn sách để chém gió cho thầy Khôi đỡ buồn:):):) Từ Chiếc lá cuối cùng của O Henry hay Tiếng gọi nơi hoang dã của J London, cho đến Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên hay Người lái đò trên sông Đà của Nguyễn Tuân mình đều xung phong chém gió:):):) Thật ra hồi học cấp 2, mình đã đọc hết những bài thơ và những câu chuyện ấy rồi:):):)

Dạo này thấy nhiều hotboy và hotgirl nhà B2 viết tiếng Việt không thành câu, đọc rất khó hiểu dù mình là người Việt gốc tre, mình thấy hơi buồn:):):) Chẳng biết có bao nhiêu bạn trong năm vừa qua đọc hết một cuốn sách nữa:):):) Tạ ơn trời đất, những môn mình dạy không phải thi tự luận truyền thống, chứ nếu phải đọc mấy trăm bài thi với tiếng Việt kiểu như vậy chắc mình thành tự kỷ luôn quá:):):)

Trong cuộc thi Én vàng nghệ sỹ vừa rồi, hotboy Sơn Ngọc Minh phải dừng bước giữa chừng thật đáng tiếc, vì bạn ấy rất sáng sân khấu và có giọng nói khá đẹp:):):) Giám khảo MC Phước Lập, vốn từng là thầy giáo hotboy, sau một phần thi của Sơn Ngọc Minh, cũng đã khuyên bạn ấy cần phải đọc thêm nhiều sách nếu muốn tiến xa hơn trên con đường làm MC, và mình thì rất đồng ý với quan điểm cần phải đọc thêm nhiều sách đó:):):)

Tiết mục Mùa lũ về, bạn làm rất hay, tiết mục Con số 5 cũng rất trọn vẹn, tiết mục Hoa sen cũng đầy cảm xúc, chỉ tiếc là trong tiết mục Ngày cưới của mẹ, bạn ấy và Dòng suối nước mắt Hồng Trang diễn quá hay, nhưng đến phần MC của bạn ấy thì lại nói chuyện hơi đơn giản, tâm trạng mình đang ở đỉnh cao bỗng rơi xuống vực sâu:):):) Bạn ấy là ca sỹ nhạc trẻ nên mình ít khi nghe nhạc bạn ấy, mỗi lần nghe bạn ấy hát mình lại nhớ về cái thời làm admin cho forum YAN huyền thoại gần 20 năm trước, thời chưa có facebook, suốt ngày mình đi giải quyết chiến tranh giữa fan Đan Trường và fan các ca sỹ khác, cả một thanh xuân của mình:):):) Ít nghe nhạc trẻ, nhưng có hai bài mình thích nghe bạn ấy hát, là bài Việt Nam ơi và bài Xinh tươi Việt Nam:):):) Hội hè đình đám gì mình cũng được nghe hai bài này, có khi bị ép phải nghe, cũng không dưới trăm lần:):):) Sau này dù nghe rất nhiều ca sỹ khác hát, nhưng tình cờ nghe bạn ấy hát đầu tiên, nên vẫn thích version của bạn hơn:):):)

Mình còn rất thích tiết mục Lá cuối năm của bạn ấy trong series phim ngắn Hạt giống tâm hồn, chuyển tải trọn vẹn ý chuyện đời có hợp có tan và hãy yêu thương nhau khi còn có thể:):):) Bộ sách Hạt giống tâm hồn đã quá hay, nhưng nhiều bạn lười đọc, chuyển thành phim ngắn, thông điệp yêu thương được lan tỏa nhiều hơn:):):) Mình thật sự hy vọng thật nhiều câu chuyện trong bộ sách này được dựng thành phim, cho đời đẹp hơn:):):)

Gần 30 năm trước, mình thường leo lên cây vừa nằm hóng gió vừa đọc sách, gió chiều nhẹ đưa, mình thả hồn theo từng trang sách để mơ về những nơi rất xa:):):) Quê nghèo, gánh nặng cơm áo gạo tiền ám ảnh suốt cả tuổi thơ của mình, chỉ mong sao mau lớn, tốt nghiệp đại học, đi làm để kiếm tiền:):):) Nhưng rồi qua những trang sách, mình vẫn cứ mơ được bay đến cùng trời cuối đất:):):) Lúc đó chỉ là mơ thôi, chứ mình cũng không ngờ có một ngày, mình đứng giảng bài trên giảng đường Bách Khoa):):) Hồi đó thích đọc Romeo và Juliet hoặc Hamlet, nhưng đâu ngờ có ngày mình được dạo bước ở Stratford-upon-Avon mà vọng tưởng về nhà soạn kịch William Shakespeare tài hoa:):):) Hồi đó đọc Cuốn theo chiều gió, và cũng đâu nghĩ ra có ngày mình được đứng giữa Atlanta, vòng tay cúi đầu nhớ về tiểu thuyết gia Margaret Mitchell, rồi nhớ về số phận của nàng Scarlett O'Hara và tưởng tượng mình là một chiến binh trong cuộc nội chiến năm nào:):):)

Vậy thì các bạn trẻ ơi, hãy đọc sách và cứ ước mơ đi, đời sẽ vui hơn nhiều lắm, dù sao thì cũng đâu cần tốn tiền cho những giấc mơ:):):)

Nguồn: Nam Phan

Nhân chuyện đề nghị cải cách tiếng Việt: thế nào là khoa học?

Nhân chuyện đề nghị cải cách tiếng Việt: thế nào là khoa học?

Mỗi khi có một tranh cãi về một vấn đề xã hội thì người ở trung tâm tranh cãi thường đề cập đến "khoa học." Họ có xu hướng suy nghĩ rằng công trình của họ hay phát ngôn của họ là khoa học, và chỉ có giới khoa học trong chuyên ngành mới hiểu được mà thôi, còn đám quần chúng thì "không hiểu gì" (1). Tôi e rằng cách nhìn này có vấn đề.

Nhưng họ không định nghĩa thế nào là "khoa học". Thử đọc bài báo khoa học đề nghị cải cách tiếng Việt, và xác định xem cái tính khoa học của công trình này ở đâu. Ví dụ như đề nghị thay đổi cách viết c/k/q thành "k" (thay vì viết "Cung" thì thành "Kung"), câu hỏi đặt ra là khoa học tính ở đâu?

Các bạn không cần phải là một chuyên gia về ngôn ngữ học để đánh giá khoa học tính. Một công trình được xem là "khoa học" nếu nó đáp ứng 3 điều kiện: giả thuyết, phương pháp, và dữ liệu. Nghiên cứu khoa học phải có giả thuyết khoa học, và giả thuyết phải dựa trên những dữ liệu và kiến thức đang có. Phương pháp ở đây có nghĩa là "scientific method" hay "Phương pháp Khoa học" (viết hoa), có nghĩa là tập hợp những phương pháp thiết kế thí nghiệm, thu thập dữ liệu, và phân tích dữ liệu. Dữ liệu ở đây là phải qua phân tích và có tính tái lập (reproducible). Kiến thức từ nghiên cứu phải mang tính phổ quát. Quan trọng hơn nữa là phải có công bố trên các diễn đàn khoa học có bình duyệt (peer review).

Dựa vào 3 điều kiện này (giả thuyết, phương pháp, và dữ liệu). Công trình về đề nghị cải cách tiếng Việt (qua bài báo [1]) không hề có giả thuyết nào cả, mà chỉ lấy lí do là có nhiều bất cập và bất hợp lí. Đó chưa phải là lí do để cải cách; trong tiếng Anh cũng có nhiều điều bất hợp lí từ cách viết, đánh vần đến phát âm. Công trình đó cũng chẳng có phương pháp khoa học gì cả. Hoàn toàn không có thí nghiệm. Cũng chẳng có dữ liệu gì từ công trình này cả. Tất cả những điều kiện này đều không thoả và không đạt, nên rất khó nói rằng đó là một công trình khoa học.

Thế thì thế nào là một công trình khoa học (tôi nghe các bạn hỏi). Xin giới thiệu các bạn một công trình, thật ra là một luận án, về ngôn ngữ học của một nghiên cứu sinh Nam Hàn ở Pháp (3). Luận án dùng phương pháp thống kê định lượng để phân tích âm tiết và ngữ vựng của một số ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt. Trong luận án này, các bạn sẽ thấy em này làm nghiên cứu rất bài bản: có giả thuyết, có phương pháp, có dữ liệu. Các bạn hãy xem Bảng 2.7 (chương 2, trang 48), tác giả phân tích âm tiết, tốc độ truyền thông tin, và tỉ số thông tin trên âm tiết trong tiếng Việt, tiếng Tàu, Thái, Pháp, Anh, Đức, v.v. Kết quả cho thấy tiếng Việt có tốc độ âm tiết trên mỗi giây là 5.25, thấp hơn tiếng Nhật (8.03), Anh (6.34), Đức (6.09), nhưng cao hơn Thái Lan (4.70). Ở đây, chúng ta không bàn về ý nghĩa của công trình này, mà chỉ muốn lấy đó làm ví dụ "thế nào là khoa học." Công trình (nếu có thể gọi đó là 'công trình') cải cách tiếng Việt chưa thấy có những phân tích cụ thể và chuyên sâu như luận án này.

Tóm lại, những đề nghị cải cách tiếng Việt có thể xem là một ý kiến thú vị, tạo ra vài 'diễn đàn' công chúng để xem xét lại cách nói và viết tiếng Việt. Nhưng đó cũng chỉ là ý kiến cá nhân, chứ không thể xem là khoa học được, bởi vì những đề nghị không dựa trên những phân tích định lượng hay nghiên cứu khoa học nào cả. Mà, nếu một công trình không mang tính khoa học thì nó chỉ đóng vai trò giải trí là chính, chứ không thể bàn luận nghiêm chỉnh được. Qua sự việc này, chúng ta thấy tình trạng nghiên cứu khoa học trong ngành khoa học xã hội, mà cụ thể ở đây là ngôn ngữ học, còn rất nhiều điều phải cải tiến. Có lẽ ưu tiên ở đây là cải cách khoa học xã hội trước khi cải cách tiếng Việt.

Hãy biết khả năng của mình như thế nào

Hãy biết khả năng của mình như thế nào

Home »  gia sư Olympia » Hãy biết khả năng của mình như thế nào

CÂU CHUYỆN "CÁI ĐẦU NHỎ".
Hồi ở trường cũ, bản thân chúng tôi từng giảng dạy một cậu học sinh có hoàn cảnh hết sức đáng thương.
Em ấy lọt lòng mẹ khi mới tròn 7 tháng tuổi. Cơ thể chưa phát triển đầy đủ. Sau khi sinh ra phải nằm lồng kính suốt mấy tháng trời. Bất hạnh hơn thế, bà mẹ của cậu ấy, đã bỏ đi vì không thể chịu đựng những gánh nặng mà đứa con mang lại.
Em học sinh ấy lớn lên trong vòng tay che chở của cha và ông bà nội. 
Cơ thể của em không được to lớn như những bạn khác. Tay em viết chậm hơn. Và khả năng hấp thu tri thức của em cũng chậm hơn các bạn khác.
Trong một tiết ôn tập, chúng tôi bắt đầu cho học sinh học tự đặt câu hỏi cho chính mình rồi trả lời các câu hỏi để lấy điểm. 
Có 2 gói câu hỏi 8đ, 10đ. Đa phần học sinh chọn gói câu hỏi 8đ, một số đứa chọn gói câu hỏi 10đ để học sau đó trình bày.
Riêng em học sinh đó, chọn riêng cho mình gói câu hỏi 6đ. Em chọn một câu rất ngắn và học câu đó. Sau khi lên trình bày, cả lớp ngạc nhiên, một số cười đùa. Chúng tôi mới hỏi em sao lại không chọn những câu hỏi khác mà chọn gói 6đ. Tôi ngã ngửa khi nhận được câu trả lời từ em: "Dạ, thưa thầy, tại cái đầu của cháu nhỏ." 
Mình cảm thấy rất hài lòng với cách em ấy chọn lựa gói câu hỏi của mình. Và tất nhiên, mình dành lời khen ngợi đến em với cả lớp. Em không chỉ nhận được con điểm 6 từ Thầy mà để lại bài học thú vị mà không phải ai cũng học được.
Vâng, em ấy đã biết được khả năng của mình đến đâu. Thay vì cố gắng cho bằng người khác. Em ấy chọn công việc phù hợp với khả năng của bản thân. 
Có thể "cái đầu" em ấy thực sự nhỏ thật. Bởi cuộc sống vốn dĩ không công bằng. Nhưng việc em ấy lựa chọn không phải cái thằng đầu nhỏ nào cũng làm được.
Trong cuộc sống này, chúng ta nên biết mình đang đứng ở đâu. Khả năng của mình như thế nào để gánh vác những công việc và trọng trách phù hợp.
Đừng để khi cuối đời chúng ta phải ân hận vì cái đầu nhỏ nhưng lại lòng tham quá lớn.

Giáo viên sẽ không còn hưởng trợ cấp thâm niên từ 1-7-2020

Giáo viên sẽ không còn hưởng trợ cấp thâm niên từ 1-7-2020

Home »  gia sư tphcm » Giáo viên sẽ không còn hưởng trợ cấp thâm niên từ 1-7-2020

Chắc nhiều giáo viên công tác lâu năm trong ngành giáo dục sẽ thấy hụt hửng với thông tin trên.
Nhưng, điều này đã được quy định trong chương trình cải cách tiền lương mới sẽ được áp dụng vào ngày 1/1/2021.
Như vậy, việc cắt phụ cấp thâm niên được áp dụng trước 6 tháng khi lương mới chính thức có hiệu lực.
Điều này sẽ làm cho các thầy cô lớn tuổi sẽ bớt hụt hửng. Bởi 6 tháng sau đó, mức lương của thầy cô sẽ bằng với lương của giáo viên trẻ mới đi dạy 1 năm.
Việc bãi bỏ chi trả trả lương theo kiểu “sống lâu lên lão làng” sẽ tạo ra sự công bằng và kích thích người trẻ làm việc năng nổ hơn.
Chứ hiện tại, với cùng một khối công việc như nhau, lương giáo viên cùng trường có thể chênh nhau đến 3 lần (có trường hợp ông trưởng phòng giáo dục 40 tuổi lương thấp hơn giáo viên tiểu học 59 tuổi). Điều này, sẽ không thu hút được lớp thế hệ trẻ tài giỏi vào khối nhà nước. Bên cạnh đó, một thực tế bất công từ lâu là đội ngũ quản lý nhà trường (hiệu trưởng, hiệu phó) trẻ tuổi, công việc đồ sộ, trách nhiệm nặng nề nhưng lương phụ cấp rất thấp. Việc trả lương theo vị trí việc làm (hiệu trưởng cao nhất sau đó đến hiệu phó) sẽ giúp nâng cao vai trò, trách nhiệm và cống hiến của đội ngũ quản lý nhà trường.
Mình viết bài này không phải vì công trẻ mà hưởng ứng, nhưng đây là việc cần làm từ lâu.
Theo tính toán thì mức lương cơ bản của giáo viên cấp 2 là 6,68 triệu cộng thêm 30%-40% phụ cấp nghề nghiệp. 
Nói tóm lại là lớp trẻ sẽ tăng nhiều nhưng lớp già không giảm bao nhiêu.

XỬ PHẠT ĐỂ GIÁO DỤC KHÔNG PHẢI LÀ HÀNH VI BẠO LỰC

XỬ PHẠT ĐỂ GIÁO DỤC KHÔNG PHẢI LÀ HÀNH VI BẠO LỰC

Bạo lực trong nhà trường là hành vi vi phạm pháp luật và cần phải lên án. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất người học.

Nhưng cũng cần phải phân biệt rõ đâu là bạo lực học đường, đâu là biện pháp giáo dục nghiêm khắc. Bởi nếu hình thức xử phạt hoàn toàn mang động cơ giáo dục các em, biện pháp xử phạt tương xứng với sai phạm của học sinh, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, không làm tổn hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần học sinh, giúp học sinh nhận ra lỗi lầm và không tái phạm thì đó hoàn toàn không phải là hành vi bạo lực học đường.  

Trong môi trường học đường, có rất nhiều hành vi của học sinh mà cần phải giáo dục một cách nghiêm khắc, ví dụ lấy trộm đồ của bạn, đánh bạn, gian lận trong thi cử, xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác...nếu không có các biện pháp giáo dục, xử phạt uốn nắn các em ngay ở lứa tuổi đi học thì khi trưởng thành ra ngoài xã hội, các hành vi đó bị coi là vi phạm pháp luật và có thể dẫn tới tù tội.

Đa số các em học sinh hiện nay đều được sự quan tâm, chăm sóc, đầu tư rất nhiều từ gia đình, đó là điều rất mừng. Nhưng sự quan tâm đầu tư phải đi kèm với giáo dục nhân cách cho các em. Chúng ta hiểu rằng, các con rồi cũng phải trưởng thành và hòa nhập với cuộc sống xã hội. Các con cũng có cuộc đời riêng, số phận riêng của chính mình, các con phải được học cách tự chịu trách nhiệm với các hành vi của chính các con, bởi pháp luật không cho phép người này chịu trách nhiệm thay cho hậu quả hành vi của người khác. 

Không nên coi con cái như là báu vật của riêng mình, đừng cho rằng bao bọc, chiều chuộng, yêu thương, bênh vực, đầu tư học hành nhồi nhét là tốt cho các con. 

Thành ngữ nước ta có câu "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" với ý nghĩa là thương yêu con cái thì phải quan tâm dạy bảo chứ không phải sự nuông chiều. Còn trên thế giới chẳng hạn như Nhật Bản việc quỳ gối trước người trên hay cúi đầu chào với người đối diện là thể hiện sự khiêm nhường, tôn trọng và cầu thị. Ở Singapore hay ở Malaysia... hình thức xử phạt bằng roi nhỏ vẫn đang được phép áp dụng trong trường học như là một trong các biện pháp giáo dục trẻ. 

Trong giáo dục con trẻ, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là rất quan trọng. Cha mẹ và thầy cô phải thường xuyên liên hệ, trao đổi, dõi theo những thay đổi và trưởng thành của trẻ. Sự thông hiểu và thống nhất trong các biện pháp giáo dục ở từng cá nhân mỗi trẻ sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc tranh tụng đúng sai

THI XONG TỐT NGHIỆP CÁC EM SẼ LÀM GÌ?

THI XONG TỐT NGHIỆP CÁC EM SẼ LÀM GÌ?

Home »  gia sư, trợ giảng, chạy bàn, pha chế cà phê, bán cơm, hướng dẫn viên du lịch, quản trò trong Đầm Sen, Suối Tiên… gì cũng được, làm đi em. Làm để hiểu đồng tiền chân chính giá trị thế nào, để thấy sức vóc đôi mươi tràn trề nhựa sống và để chuẩn bị cho tương lai vững vàng, độc lập và tự tin hơn rất nhiều em nhé! 
Mười tám thanh xuân còn phơi phới, đời còn dài cho mình vẫy vùng nhé các em! Không quẩy thì thôi, quẩy thì phải chất, phải ý nghĩa nhé. Chúc các em một mùa hè đáng nhớ!


Bài viết được quan tâm nhất

Học tiếng và học chữ viết cái nào trước Học tiếng và học chữ viết cái nào trước
Tìm gia sư tiếng anh như thế nào hiệu quả tại Sài Gòn Tìm gia sư tiếng anh như thế nào hiệu quả tại Sài Gòn
Làm sao để phát âm tiếng anh chuẩn? Làm sao để phát âm tiếng anh chuẩn?
Kỷ niệm những ngày luyện thi topik Kỷ niệm những ngày luyện thi topik
Phương pháp dạy con chăm chỉ học hành Phương pháp dạy con chăm chỉ học hành

Lớp trên Facebook



Dành cho phụ huynh



✔  Tìm gia sư

Dành cho gia sư



✔  Đăng ký dạy kèm

✔  Lớp cần tìm gia sư

Hãy like facebook để nhận thông tin lớp mới thường xuyên

© 2024 - Trung Tâm Gia Sư Nhân Trí

Điện thoại: 0916 774 630

Địa chỉ: 281/122B Lý Thường Kiệt, Quận 11, TP HCM

0916.774.630
btn-zalo
Web hosting by Somee.com