Làm sao để phat am tieng anh chuẩn? làm sao để nói tiếng Anh lưu loát và chuẩn như người Mỹ? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết này của tôi.
Sự hội nhập sâu rộng cùng những chương trình, học tập, kinh tế, ngoại giao …đa quốc gia khiến cho thế giới ngày càng phẳng, con người có ít đi những rào cản, ngôn ngữ cũng nằm trong số đó. Nếu bạn muốn theo kịp thế giới điều đầu tiên bạn cần là khả năng tiếng Anh. Để giao tiếp tiếng Anh được dễ bắt buộc bạn cần có kỹ năng phat am tieng Anh chuẩn.Bài viết này tôi sẽ giúp bạn có thể phát âm thứ ngôn ngữ thế giới này một cách chuẩn mà dễ dàng thực hiện.
I .Nói mọi lúc, mọi nơi
“Trăm hay không bằng tay quen” bạn sẽ chẳng thể thông thạo các con đường, ngóc ngách ngôi làng nọ bằng đứa trẻ 10 tuổi sinh ra và lớn lên tại đó. Bởi vậy, không lý do để bạn bỏ qua cách này. Cách phát âm tiếng Anh chuẩn đơn giản nhất là nói thật nhiều, nói mọi lúc, mọi nơi, tận dụng những khoảng thời gian để tập phát âm, lâu dần nó tạo nên thói quen.
Bạn chẳng thể phát âm chuẩn nếu nhưng không thường xuyên luyện tập, thế nhưng không phải cứ nói nhiều là phát âm chuẩn, bạn cần luyện một cách nghiêm túc, khoa học, luyện đúng các từ ngay từ đầu. Nói mọi nơi, mọi lúc không có nghĩa bạn luyện khi đang trong giờ học, khi đi xe phim …. Luyện ở đây là việc khi bạn đi ăn, hãy phát âm tên các món ăn hay khi rảnh tự ngồi học. Nó có thể là khi đi chơi hãy tập nói.
Một điều bạn nên chú ý, học phát âm tiếng Anh online có thể gây khó chịu cho những người xung quanh, hoặc nó có thể khiến bạn cảm thấy nhàm chán. Vậy nên hãy bắt đầu khi bạn thật sự thoải mái, trong hoàn cảnh đông người, nơi yên tĩnh bạn nên luyện nhỏ.
2. Học phát âm tiếng anh qua youtube, phim nước ngoài, nhạc quốc tế
Nhiều người cho rằng học thì chỉ nên học trong sách, báo mà thôi, thế nhưng, phương pháp phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản xứ đơn giản nhất lại không hề tốn chi phí đó là thường xuyên học và xem các video trên youtube, nghe nhạc cũng như xem phim nước ngoài. Việc này giúp bạn nghe các phát âm tiếng Anh chuẩn từ người bản xứ, không chỉ vậy, bạn còn học được nhiều từ mới cũng như cách phát âm của chúng.
Việc học từ đây không tốn chi phí nhưng nó đòi hỏi bạn phải kiên trì, nghe nhiều và phải xem nhiều. Đặc biệt, biết phân chia việc học và xem chơi để tránh xa vào việc học để chơi. Rất nhiều người giỏi tiếng Anh, giáo viên, gia sư luyện thi đại học có kỹ năng nói tốt để giúp bạn cải thiện khả năng phát âm tiếng Anh nhé.
Home » gia sư tiếng anh tphcm » Làm thế nào tôi tự thúc đẩy bản thân học tiếng Anh
Chào bạn, tôi là Lê Hiến.
<< Theo mr Lê Hiến Làm thế nào tôi tự thúc đẩy bản thân học tiếng Anh >>
Câu chuyện trong cuốn sách này chính là những điều đã xảy ra trong suốt hành trình tìm đường chinh phục tiếng Anh và cách tôi đã làm để có thể tạo động lực cho chính mình vượt qua được những khoảng thời gian chán nản. Tôi là dân khối A chính hiệu, thi tốt nghiệp cấp 3 còn phải chép bài bạn mới qua được bài thi tiếng Anh nhưng đến bây giờ thì ít nhất tôi có được TOEIC 920, IELTS 7.0, giao tiếp một cách thoải mái bằng tiếng Anh mà không còn phải dịch giữa hai ngôn ngữ.
Để đạt được như vậy, tôi cũng nói luôn là không phải trong một vài ngày, hay vài tháng mà là trong nhiều năm với rất nhiều nỗ lực và cố gắng, cũng như nhiều lần chán nản, bỏ cuộc, học ngắt quãng.
Chính vì vậy, bạn bắt đầu càng sớm bao nhiêu, thì bạn sẽ càng sớm đạt được những mục tiêu của mình bấy nhiêu. Đừng để nước đến chân mới nhảy, đến lúc cần bằng rồi mới tìm nơi học, đến lúc phải có tiếng Anh thì mới cuống cuồng tìm phương pháp siêu tốc, đột phá. Đừng hi vọng vào những điều diệu kỳ, ảo tưởng đó. Không có đâu. Thật đấy.
Những điều tôi chia sẻ trong cuốn sách này chỉ với mong muốn nho nhỏ là giúp bạn có thêm động lực để bắt tay vào học tiếng Anh ngay và luôn, cũng như duy trì được việc học đó của mình đều đặn. Không cần làm như trâu như bò, miễn là bạn chịu làm hằng ngày, kiểu gì cũng tới đích. KIÊN TRÌ là yếu tố tiên quyết giúp bạn học được tiếng Anh và để có được kiên trì, bạn cần có động lực và để có động lực, hãy dành thời gian đọc hết cuốn ebook nhỏ này, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho chính mình.
Vậy bạn đã sẵn sàng chưa nào ???
Câu chuyện bắt đầu….từ lúc tôi thi đỗ vào Đại học Ngoại Thương – Một ngôi trường mà từ trước đến giờ luôn có một cái mác dán lên tất cả các sinh viên: sinh viên Ngoại Thương đều giỏi tiếng Anh.
Tôi không biết danh hiệu này bắt đầu từ khi nào, nhưng có lẽ vì hồi trước thi vào Ngoại Thương đa phần là khối D nên các bạn cũng đã có sẵn một nền tảng tiếng Anh từ bé. Nhưng rất tiếc, tôi lại là một ngoại lệ. Tôi thi khối A vào Ngoại Thương với trình độ tiếng Anh gần như không có gì.
Tại thời điểm đó, trường tổ chức thi TOEIC đầu vào để phân loại lớp. Tôi có biết TOEIC là cái gì đâu, chỉ biết là nếu như đạt được từ 400 TOEIC trở lên là sẽ được miễn Tiếng Anh năm đầu, không phải học và tổng kết được 10 luôn. Chỉ riêng điều này đã khiến tôi thấy vô cùng sung sướng. Tôi bắt đầu lên mạng tìm hiểu xem thi TOEIC có cái gì, và có mẹo nào hay hay áp dụng được không.
Đề thi được làm trong 2 tiếng. Quả là áp lực lớn. Vì thế, sau khi làm được khoảng thời gian đầu là tôi cảm thấy nản và bắt đầu có xu hướng khoanh bừa. Nếu nói khoanh bừa toàn phần thì cũng không đúng. Tôi vẫn dùng mọi khả năng phán đoán của mình để loại đi đáp án nào có vẻ sai sai, và sau đó mới ngẫu hứng chọn đáp án đúng trong những lựa chọn còn lại. Kết thúc bài thi, tôi còn thừa khoảng 45 phút. *Quá vĩ đại*. Nhìn xung quanh chưa thấy ai ra nên tôi cũng chẳng dám đứng dậy, sợ mang tiếng giỏi quá.
Lúc nhận kết quả, thật không ngờ tôi được tận 460 và chẳng nghĩ gì, tôi ký luôn xác nhận miễn tiếng Anh, trong lòng lâng lâng cảm xúc vui sướng khi một năm tới không phải đến lớp học tiếng Anh mà vẫn được 10.
Và rồi, tôi được xếp vào lớp toàn bạn được miễn tiếng Anh, và nói thật là các bạn lớp tôi toàn hàng khủng, toàn cứ 25,26 điểm khối D. Nghiễm nhiên, về tiếng Anh, tôi thuộc dạng dốt nhất lớp.
Biết sức mình ở đâu, tôi bắt đầu đi tìm nơi để học tiếng Anh. Sau một hội thảo của một anh cựu sinh viên trường Ngoại Thương, 8.0 IELTS. Tôi đã quyết định đăng ký học ở đó với tràn đầy niềm tin là mình sẽ giỏi.
Vậy nhưng kết thúc khoá học đó. Điều duy nhất còn đọng lại trong đầu tôi là
tiếng Anh có 2 giọng chính là Anh-Anh và Anh-Mỹ. Tôi bắt đầu nản.
Đã thế, mỗi khi về nhà, có khách đến chơi hỏi cháu đang học trường nào. Tôi bảo học Ngoại Thương, vậy là bác nói luôn: Ngoại Thương thì cháu phải giỏi tiếng Anh lắm, khi nào rảnh sang giúp con bác với nhé
Tôi chỉ ậm ừ dạ vâng rồi chuyển sang câu chuyện khác.
Một lần tôi cùng bạn đến tham dự một buổi hội chợ việc làm. Đi qua gian hàng nào tôi cũng lấy mấy tờ CV và tờ tin tuyển dụng của họ để xem, nhỡ đâu có việc gì cho mình làm lúc còn sinh viên thì sao.
Đọc thông tin trong đó, tôi thấy đa phần các yêu cầu cũng không có gì cao cả, chỉ
mỗi có dòng ghi “Yêu cầu tiếng anh giao tiếp tốt” là tôi thấy mình chẳng có luôn.
Kết thúc buổi hội chợ, tôi ra về và cảm thấy khó chịu biết nhường nào, chỉ vì mỗi tiếng Anh mà tôi không dám nộp đơn xin việc. Vậy là tôi tiếp tục công cuộc tìm nơi học tiếng Anh.
Cứ thấy ở đâu có phương pháp hay, phương pháp mới lạ, rồi cam kết chinh phục tiếng Anh tù 3- 6 tháng là tôi lại đăng ký tham gia nhưng mọi thứ quá chung chung. Tôi cứ theo được một thời gian thì lại thấy nản và từ bỏ. Chẳng có khoá học nào mà tôi học được đến cuối cùng cả. Tôi dừng việc học tiếng Anh tại đây.
Có một hôm, lúc tôi đang đứng mua bánh mỳ Doner kebab ở căngtin trong trường thì có một bạn gái nước ngoài rất xinh xắn vỗ vai tôi, nhờ tôi mua hộ một chiếc bánh mỳ. Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng tôi sẽ nở một nụ cười rất tươi (nhìn thấy gái xinh mà), rồi giúp cô ấy mua bánh mỳ phải không? Không. Tôi quay ra và trả lời một câu cụt lủn: NO.
Tôi chẳng biết tại sao tôi lại trả lời như vậy. Đáng lẽ tôi chỉ cần đơn giản nói người bán làm cho cô ấy một cái bánh mỳ là được mà. Đơn giản quá đi. Thế là có phải vừa được tiếng galăng mà có khi lại được có cơ hội làm quen với bạn gái rất xinh ấy không?
Vậy mà chỉ vì tôi quá nhát, quá thiếu tự tin vì tiếng Anh quá tệ của mình mà không dám mở miệng ra nói. Tôi cảm thấy lòng tự trọng của mình bị vùi dập không thương tiếc. Và đó cũng là thời điểm tôi quyết định phục thù, phải tìm bằng được cách để chinh phục tiếng Anh. Tôi không thể chỉ vì tiếng Anh mà lại cảm thấy xấu hổ, nhục nhã như vậy được.
Động lực học của tôi bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ. Tôi bắt đầu lên mạng tìm xem có phương pháp tự học hiệu quả nào không. Tôi tìm rất nhiều, đọc rất nhiều nhưng thường quá chung chung. Sau một thời gian tìm hiểu, tiếng Anh của tôi chưa lên được gì nhưng tôi tin tôi thừa khả năng chia sẻ về đủ phương pháp học tiếng Anh luôn.
Đúng là nói thì dễ chứ làm mới khó. Mãi về sau tôi mới tìm thấy phương phương
Effortless English của thầy A.J Hoge.
Tôi thực sự cảm thấy thích phương pháp này vì nó quá đơn giản, chỉ việc nghe
đi nghe lại rồi phản xạ thật nhanh các câu hỏi của thầy là xong.
Cơ mà tính tôi cứ phải tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt đầu điều gì, nên tôi lên hẳn trang forum của thầy để tìm hiểu về những người đã từng áp dụng phương pháp này. Rất nhiều phản hồi tích cực nên tôi quyết định làm theo.
Áp dụng một thời gian, tôi thấy khả năng nghe của tôi tăng lên đáng kể, và phản
xạ mỗi lần trả lời bài của thầy tăng rõ rệt.
Hồi đó, tôi ở cùng với em gái của mình. Nó thì lười hơn tôi, tiếng Anh thì chắc chắn là không bằng tôi rồi, nhưng nó được cái rất tự tin. Lần đầu tiên tôi đi ra hồ Gươm để bắt chuyện với người nước ngoài, tôi vẫn cứ ngại, có dám bắt chuyện đâu, vậy mà em gái tôi cứ nhảy ra nói tùm lum. Thấy vậy tôi mới mạnh dạn bắt chuyện và quả thực, cảm giác được nói chuyện với người nước ngoài lần đầu nó thật khó tả. Nó khiến tôi thấy như tiếng Anh của mình đang có đất dụng võ, thế là trong đầu có gì tôi cứ lôi ra nói bằng hết, chẳng cần biết đúng sai gì nữa, miễn là được nói. Sau lần đó, tôi rất vui, nên lại chăm chỉ học tiếng Anh để mỗi lần ra hồ Gươm sẽ nói chuyện được nhiều hơn.
Đặc biệt, lần nào nói chuyện với người nước ngoài, tôi cũng hỏi câu: “How do you feel about my English?” Và câu trả lời tôi nhận được luôn kiểu như: It’s great. You speak English very well.. Nghe mà sướng hết cả người.
Thực ra tôi biết tiếng Anh của mình đang ở đâu chứ, nhưng người nước ngoài họ rất lịch sự, nên họ chỉ toàn khen thôi, không bao giờ chê cả. Tôi cố tình hỏi vậy để được nghe khen cho sướng ấy mà. Cảm giác được người bản địa khen mình nói hay còn gì sướng bằng nữa. Đó là lý do tôi luôn hỏi như vậy để tạo động lực cho chính mình.
Vậy nhưng bạn biết đó, đời không như mơ. Trên trường, trong các tiết học tiếng Anh, chúng tôi thường xuyên phải có những buổi thuyết trình. Ở nhà tôi luyện phản xạ theo Effortless English mạnh mẽ bao nhiêu thì ở trên lớp tôi cảm thấy mình tịt ngóm bấy nhiêu.
Tôi nhận ra rằng, phương pháp Effortless bị hạn chế ở một chỗ, đó là phải phụ thuộc vào bài học của thầy, mà đa phần những từ vựng, kiến thức trong các bài học đó không mấy khi áp dụng ở ngoài thực tế. Nó đúng kiểu học A nhưng thi B thì bạn có học cả đời cũng chẳng bao giờ làm nổi bài thi B ấy.
Khả năng nghe, đọc của tôi tới thời điểm này cũng đã khá tốt, nhưng tôi vẫn chưa nói được gì mấy cả. Tôi lại cảm thấy có gì không ổn ở đây. Tôi tiếp tục tìm kiếm tiếp, và một lần tình cờ, tôi tìm thấy những nguyên tắc của phương pháp Crazy English về việc học theo câu, theo đoạn văn. Tôi đọc thấy sao thích thế, ngấm thế. Vậy là tôi bắt đầu áp dụng thử và tôi chọn học thuộc một bài tin tức của VOA.
Học thuộc rồi, tôi quay lại clip, định bụng là đăng lên Facebook nhờ các bạn xem rồi chỉnh sửa hộ. Vậy nhưng khi đăng lên, điều tôi không thể ngờ là có quá nhiều comment tích cực, khen tôi nói giọng hay. Tôi sướng quá, nghĩ : giờ học thuộc có một bài mà đã được khen thế này, thì nếu mình học thuộc 10 bài, 20 bài, 100 bài thì sẽ ra sao.
Nghĩ sao làm vậy, tôi bắt đầu chọn các bài học khác để học thuộc. Rồi khi tôi tham gia học tại iCrazy, nơi đầu tiên mang trọn bộ phương pháp Crazy English về Việt Nam. Có một lần anh chị tổ chức cuộc thi giữa các nhóm, nhóm nào mà tất cả thành viên học thuộc được 50 đoạn văn đã được cho sẵn thì sẽ giành chiến thắng.
Nhóm tôi khí thế hừng hực, ngày nào mọi người cũng động viên nhau học để quay. Cứ một tuần gặp nhau một lần để quay toàn bộ những bài đã học. Khoảng thời gian đó, ai ai cũng luôn tràn đầy năng lượng. Tôi cứ dành mỗi ngày từ 3-4 tiếng để học thuộc đoạn văn. Bạn không biết đâu, hồi đó lúc nào tôi cũng có chai nước bên cạnh. Sáng một chai, chiều một chai. Tôi luyện nói liên tục đến khát khô cả cổ. Khả năng nói của tôi tăng lên mạnh mẽ nhất là từ đó. Cùng với sự tăng lên về trinh độ tiếng Anh, tôi được làm trợ giảng, và rồi thành giáo viên ở iCrazy.
Mỗi lần đứng lên chia sẻ cho học viên, tôi lại cảm thấy cuộc sống mình có thêm nhiều ý nghĩa. Điều đó càng thôi thúc tôi phải tiếp tục trau dồi hơn nữa. Tôi muốn mình là người nói được, làm được, muốn thực sự trở thành một tấm gương về việc chinh phục tiếng Anh thành công.
Rồi đến khi tốt nghiệp ra trường, tôi thấy mình suốt bốn năm đại học cứ mải mê đi học giao tiếp, nhưng cuối cùng chẳng thấy đâu là bờ. Tiếng Anh thì cũng có đấy, khả năng giao tiếp cũng ổn đó, vậy mà chẳng có cái gì trong tay để minh chứng cho khả năng tiếng Anh của mình.
Tôi biết, bằng cấp không chứng minh được tất cả, nhưng tôi tin có bằng chưa chắc đã giỏi, nhưng đã giỏi thì chẳng khó gì để có được một tấm bằng. Kỳ thi nào cũng chỉ là để kiểm tra, đánh giá năng lực thôi mà. Có khả năng, có kiến thức thì cớ sao lại không thi được.
Và tại thời điểm đó, tôi đã chọn ôn thi TOEIC. Lúc mới bắt đầu, tôi làm thử một đề và điểm số của tôi lúc đó là tầm 700 điểm. Tôi cày ngày cày đêm, tôi bỏ tất cả mọi thú vui của mình, tôi ngủ ít đi, thức dậy sớm hơn. Xung quanh tôi chỉ toàn là sách TOEIC mà thôi. Tôi cảm thấy tiếc quãng thời gian 4 năm đại học quá, cứ bảo dành thời gian để học tiếng Anh, vậy mà đến khi ra trường tôi chẳng có một cái gì cụ thể, rõ ràng về tiếng Anh của mình cả. Vì vậy mà tôi tranh thủ từng giây từng phút của mình để ôn luyện TOEIC. Tôi lúc đó vẫn đi làm chứ không phải nghỉ ở nhà. Trung bình một ngày tôi dành 5-6 tiếng, có những hôm được nghỉ, tôi dành thậm chí 8-10 tiếng chỉ để ôn TOEIC.Và sau 2 tháng miệt mài, kết quả tôi nhận được là 920. Lúc đó tôi cũng chưa hài lòng với điểm số này lắm, nhưng nó cũng đã đánh dấu sự nỗ lực không mệt mỏi của tôi trong khoảng thời gian đó.
Mặc dù có TOEIC sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội kiếm được việc làm tốt hơn, nhưng nó chưa phải tất cả. Bạn phải thực sự viết được, nói được tiếng Anh tự tin hoặc bạn phải có được những chứng chỉ như IELTS, TOELF thì con đường phía trước của bạn còn rộng mở nhiều lắm.
Tôi không phải là người giỏi nhất, nhưng tôi tin rằng tôi sẽ giúp đỡ được nhiều người trong khả năng của mình. Không một ai có thể giúp được tất cả nhưng mỗi người có thể giúp được ít nhất một ai đó.
Và lúc này, động lực của tôi không còn đến từ việc học để xin việc nữa, mà nó đến từ một thứ mà nhiều người gọi nó với cái từ rất mỹ miều là “sứ mệnh”, còn với tôi thì đơn giản đó là trách nhiệm.
Ở ngoài kia còn quá nhiều bạn đang cần mình, còn quá nhiều bạn vẫn đang ngày đêm tìm kiếm, mong mỏi có ai đó giúp họ chinh phục được tiếng Anh. Tôi tin rằng mình có thể làm được điều này. Tôi cũng từng là đứa dốt đặc tiếng Anh nên tôi hiểu cảm giác đó thế nào, và bây giờ tôi đã giao tiếp được, tôi biết mình cần phải chia sẻ lại nó cho những người khác. Đó là con đường tôi đã lựa chọn để đi.
Mỗi người sinh ra đều có một nhiệm vụ, vai trò nào đó trong cuộc sống này và với tôi, đó là dùng những gì mình đang có, dùng khả năng của mình để cho đi, để giúp đỡ mọi người. Và đó là động lực lớn nhất của tôi hiện tại.
Tôi vẫn tiếp tục rèn luyện tiếng Anh của mình hằng ngày, vì với tôi việc học là mãi mãi và học ngôn ngữ cũng không nằm ngoài quy luật. Đó là một hành trình không có điểm kết thúc, nhưng trên hành trình đó, chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều mới, chúng ta sẽ phát triển và chúng ta sẽ cảm thấy ý nghĩa của mọi điều trong cuộc sống.
Đó là cuộc hành trình mà tôi đã đi qua, tôi cũng tin bạn đã nhận ra được rằng, động lực không phải lúc nào cũng đến từ một thứ gì đó khủng khiếp, cũng như không phải chỉ có một nguồn động lực duy nhất.
Động lực có thể đến từ những cái rất nhỏ, rất bình dị, rất đời thường (như tán gái) , miễn là với bản thân mình nó có ý nghĩa là được.
Để các bạn dễ nắm bắt, tôi có tổng kết lại những cách mà tôi đã dùng để có động lực ở phía dưới. Bạn hãy chọn lấy trong đó một, hai hay thậm chí tất cả để làm nguồn động lực cho mình nhé
Tôi có động lực để học tiếng Anh vì:
+ Lòng tự trọng của bản thân, không muốn cảm thấy xấu hổ với bạn bè
+ Thấy được tầm quan trọng, cũng như những lợi ích to lớn mà tiếng Anh có thể
mang lại: có được việc tốt, tiếp cận với tri thức thế giới.
+ Cảm thấy mình tiến bộ mỗi ngày
+ Được thực hành và áp dụng những điều mình học vào trong cuộc sống
+ Được có cơ hội nói chuyện với người nước ngoài
+Được bạn bè, hay đặc biệt là người nước ngoài khen
+Luyện tập cùng với những bạn khác
+Không muốn lãng phí một chút nào thời gian mà mình đã từng để nó trôi qua vô
ích bao nhiêu năm.
+Mong muốn mang khả năng của mình giúp đỡ người khác, giúp đỡ cộng đồng.
Kỷ niệm những ngày luyện thi topik | |
Phương pháp dạy con chăm chỉ học hành |
Hãy like facebook để nhận thông tin lớp mới thường xuyên
© 2024 - Trung Tâm Gia Sư Nhân Trí
Điện thoại: 0916 774 630
Địa chỉ: 281/122B Lý Thường Kiệt, Quận 11, TP HCM