KỸ NĂNG TÓM TẮT VĂN BẢN


KỸ NĂNG TÓM TẮT VĂN BẢN

KỸ NĂNG TÓM TẮT VĂN BẢN

1/ Mình hay "giận" tụi học trò vì những câu trả lời ... lơ-tơ-mơ kiểu như đề thi hôm qua là gì mà nó cứ lan lan không "tóm lược ý chính". Nhưng mình cũng "thương" chúng nó vì từng ấy năm đi học, luôn bị "hành" trong những văn bản thật bài: Văn dài, Sử dài, Địa dài (còn thêm biểu đồ), Sinh dài (còn thêm vẽ hình),... Chừng ấy thứ "dài dòng" dễ làm tụi nhỏ ... nản lòng khi học. Đã thương phải "cho roi cho vọt", roi vọt hôm nay "tặng" cho các trò là: KỸ NĂNG TÓM TẮT VĂN BẢN. Kiến thức này các trò đã học LÝ THUYẾT, nhưng tiếc là ... ít ai yêu cầu các trò THỰC HÀNH, nên coi như ... chưa học! (Mà chưa biết là ... chưa có tội)

2/ Tóm tắt văn bản là từ một văn bản dài, mình làm cho nó ngắn lại; ngắn mà vẫn đầy đủ ý chính của văn bản gốc. Ví dụ, đọc bài NLXH (văn mẫu) dài 4 trang, mình tóm tắt còn khoảng 1 trang, cố gắng còn nửa trang càng tốt; nghĩa là, mình chỉ nhớ các LUẬN ĐIỂM của bài viết thôi. Trong số các luận điểm ấy, có cái mình tự nghĩ ra được, có cái mình "bắt chước" người ta. Khi giảng bài, các trò có để ý là tui hay nói: GS Phan Trọng Luận dạy rằng .... dạy rằng... mấy cái "dạy rằng" ấy là ... bắt chước/ trích dẫn của GS. Chính vì nhiều lần "trích dẫn", đến khi có một SV Ngữ văn ĐHSP Hà Nội 1 gặp tui, cô ấy bảo ... ơ hay, anh cũng biết thầy của em à! Dạ, thầy theo đạo lý "Một chữ cũng thầy", huống hồ chi tui nhận "một thúng chữ" của thầy, dù chưa lần nào gặp mặt.

3/ Các trò vẫn rối lên: Tại vì ... thầy có khả năng đó, tụi con thì không. Đừng bắt tụi con ... học như thầy! Một lần nữa ... bao dung cho trò đó! Các trò mất căn bản về kiến thức đoạn văn. Đọc 1 đoạn văn, các trò không phát hiện ra đâu là luận điểm (ý chính, nằm ở đầu đoạn văn diễn dịch, cuối đoạn văn quy nạp), đâu là lý lẽ của người viết, đâu là dẫn chứng... Kỹ năng này được học từ lớp 7, mà các trò lo nói nhảm, lo cãi nhau, thậm chí là lo ngủ trong giờ Ngữ văn rồi bây giờ lên lớp 11, 12 còn ... chưa học! Đành rằng, những người có "thiên bẩm ngôn ngữ" sẽ biết đọc... nhanh hơn người bình thường. Giờ đây, chấm bái, thấy các trò viết bài văn dài thậm thượt, mà phần thân bài dài tới 2 hay 3 trang giấy, không hề chấm xuống dòng - dấu hiệu của đoạn văn - là tui biết kỹ năng viết đoạn văn của trò chưa có, tội nghiệp thiệt! Xin tự nhận là, tui ... bình thường, hồi nhỏ tui bị ngọng, bị cà lăm, bị sợ đám đông,.. (Trước năm 10 tuổi, không có ai trong gia đình và thầy cô ở trường "biết là" sau này tui sẽ dạy văn. Từ năm học lớp 6, giáo viên Ngữ văn sau khi đọc bài miêu tả về cha, phát hiện ra tui tả ba tui "chân thật", và Cô đã bồi dưỡng cho cái thật ấy thành cái đẹp và cái thật đẹp! Cô đã tận tụy chỉ dạy cách viết sao cho GỌN mà KHÉO, mà gọn chính là ... biết tóm tắt ý chính đó). Như vậy, các trò rèn luyện được kỹ năng này mà (các trò bình thường chứ đâu có ... bất thường).

4/ Biết tóm tắt, các em sẽ thu nhận được nhiều THÔNG TIN/ KIẾN THỨC, là một trong những chìa khóa của TỰ HỌC. Chứ hàng ngày, ùn ùn sự kiện, hàng núi thông tin, hàng ngàn kiến thức, không biết chọn lọc, cái nào cần nhớ thì TÓM TẮT, có mà ... chết ngắt luôn! (Để gieo vần trong văn viết, hợp lý và "có duyên" như "không tóm tắt - chết ngắt" là hành trình ... rèn luyện, chứ không phải vui miệng nói chơi!). Không cần các trò hành văn hay ho, bay bướm, cũng không cần các trò mênh mông dẫn chứng, chỉ cần viết GỌN & ĐỦ Ý là thành công. Các trò có thấy nhiều ông/ nhiều bà cần phát biểu ngắn gọn để dân còn "thưởng thức" chương trình nghệ thuật, mà cứ làm cho dân phát bực vì lời lẽ dài dòng. Các trò có thể thành kỹ sư, bác sĩ, giám đốc kinh doanh, và một lúc nào đó, được làm "đàn anh/ đàn chị" hoặc là đứng lên rồi "bí rị" (không biết nói gì) hoặc nói là huyên thuyên trời đất, trật lất tùm lum (bị thiên hạ chửi um lên mới ... thấy là tui lỡ miệng)

5/ Kỹ năng tóm tắt sẽ theo các trò suốt đời đó! Các trò không cần học văn giỏi để dạy văn, làm nhà báo hay luật sư. Mà chính là kỹ năng ĐỌC - HIỂU và giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Trong đó, kỹ năng tóm tắt được văn bản/ bài viết/ bài nói/ bài thuyết trình/.... (kể cả bài ... tán gẫu/ bà tám) là một trong những kỹ năng cần thiết giúp ta năng động, tự tin. Sao lại từ chối làm người thông minh phải không các trò?

Nguồn: Hien nguyen

Người nước ngoài dạy kèm Anh văn tại nhà TP.HCM

Người nước ngoài dạy kèm Anh văn tại nhà TP.HCM

Tiếng Anh là một kĩ năng không thể thiếu của mỗi cá nhân trong thời đại kinh tế hội nhập phát triển như hiện nay. Có rất nhiều người đã đi tìm đến những trung tâm đông người, những lớp học của các thầy cô giáo với mong mỏi nâng cao khả năng tiếng Anh của bản thân. Tuy nhiên, những lớp học đó dường như chưa thật sự đem lại hiệu quả cao cho người học vì sĩ số học viên quá đông, giáo viên không thể quan tâm giúp đỡ từng học sinh. Điều này khiến cho học viên vừa phí thời gian và tiền bạc, vừa không mang lại kết quả gì. Nhận thức được khó khăn của học viên, gia sư Olympia đã nghiên cứu và cung cấp dịch vụ Gia sư Olympia TPHCM tụ hào là đơn vị cung cấp dịch vụ nhận dạy kèm Anh văn tại nhà với giáo viên người nước ngoài ở TP.HCM hàng đầu hiện nay.

Hãy để chúng tôi giúp bạn trong quá trình học hỏi và chinh phục tiếng Anh nhé!

Thế nào là ứng xử học đường có văn hóa

Thế nào là ứng xử học đường có văn hóa

Thế nào là ứng xử học đường có văn hóa

 thể nói văn hóa ứng xử học đường là nền tảng để giáo dục thế hệ trẻ, tạo nên những con người sống  hoài bão, mơ ước,  lý tưởng ...

Nhân chuyện: 'Trường dạy kiểu gì mà 42/43 em một lớp có giấy khen học sinh giỏi', xin được chia sẽ về một câu chuyện:

 

Nếu có một em học sinh nào gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý với cách giáo dục của thầy cô từ nhỏ nhiều nhất thì đó là tôi.

1. Năm lớp 4 khi đi học, thầy chủ nhiệm hay có thói quen khẽ tay các bạn bằng thước và ném phấn. Tôi cảm thấy rất khó chịu. Nhưng khó chịu nhất là lúc thầy nhéo tai mình vì viết sai gì đó trong vở.

Tôi về nói với mẹ xin cho tôi chuyển lớp. “Con không chịu nổi khi học với một người bạo lực học sinh như vậy.” Vì tôi rất kinh hãi với việc ai đụng vào cơ thể mình. Mẹ tôi hiền lắm, bà viết đơn xin cho tôi chuyển lớp, lý do là tôi bị nhéo tai. Sau đó tôi chuyển sang học một lớp mới. Tôi không biết về việc thầy chủ nhiệm cũ bị phê bình.

Sau đó khi đi học ở lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, một thầy giáo khác gọi tôi đứng dậy và hỏi về lý do vì sao tôi xin chuyển lớp. Tôi suy nghĩ một lát rồi trả lời: “Dạ, do lý do cá nhân ạ.”

Thầy tức giận và nói: “Mới nhỏ mà lý do cá nhân cái gì. Tại sao chỉ bị có một chuyện nhéo tai như vậy mà xin chuyển lớp để thầy chủ nhiệm bị kiểm điểm.”

Tôi ngồi xuống và không trả lời nữa, vì tôi đã trả lời rồi. Từ nhỏ, không phải do giáo dục, mà là một thúc đẩy bản năng, tôi có một nhu câu gì đó về quyền riêng tư của mình. Tôi không trả lời vì tôi không có lý do gì để phải trả lời một câu hỏi như vậy trước lớp, trước bao bạn bè khác, tôi không có nhiệm vụ phải giải trình với thầy. Nếu thầy thật sự có ý muốn biết và muốn khuyên giải gì đó, thầy đã gặp riêng để hỏi tôi về điều này mà không phải là trịch thượng ngồi trên để tôi đứng dưới trả lời.

Nhưng, tôi chưa từng mở volume của mình lớn hơn bình thường, hoặc thiếu đi từ “dạ”, hay những kính ngữ khác về vai vế trong đời sống hằng ngày, trong đời sống học đường.

2. Với tính cách như vậy, tôi tiếp tục đi học cấp 2 và gặp phải một loạt vấn đề khác.

Lớp 7, tôi có bạn trai. Anh lớn hơn tôi mấy tuổi và đang học trường chuyên cấp 3. Bạn trai lúc đó cũng chỉ là gặp nhau trên mạng và thỉnh thoảng offline chơi chung trong một diễn đàn mà thôi. Cô giáo chủ nhiệm biết chuyện này và cô rất thất vọng về tôi.

Hôm đó tôi đi học không mang phù hiệu. Tính tôi lãng đãng từ nhỏ, suốt ngày chạy tới chạy lui vì quên mang cái này cái kia, đến giờ vẫn đau khổ như vậy. Là lớp phó học tập trong lớp, cô gọi tôi đi lấy sổ đầu bài. Khi thấy tôi không mang phù hiệu thì cô dừng lại và tát cho tôi một bạt tai.

Đúng vậy, nó là một bạt tai. Ngay trước lớp. Mặt tui nóng ran, tui đứng đó được vài giây thì cúi đầu bước ra ngoài. Tôi ngồi ngoài ghế đá, ôm cuốn sổ và khóc nấc, nước mắt nước mũi tèm lem. Tôi có lỗi, nhưng vì sao cô trừng phạt tôi mạnh tay như thế?

Cảm giác đầu tiên không phải là tức giận, mà là thất vọng. Tôi rất thương cô, và tôi biết, cô tát tôi không phải vì chuyện không mang phù hiệu, mà vì chuyện yêu đương. Chính xác là giận cá chém thớt, vì trước đó có một tin tức về chuyện cô chủ nhiệm biết nên tôi có suy luận vậy. Và tôi thất vọng vì cô đã không coi tôi là một đứa trẻ biết điều để nói chuyện riêng hay khuyên giải tôi, mà cô lại làm một hành động giận cá chém thớt, và, ngay trước mặt tất cả bạn bè.

Khi đó trường cấp hai thường có màn chào cờ và gọi tên các bạn học sinh ngỗ nghịch ra trước trường. Thầy hiệu phó còn đứng ngay trước bục chào cờ và tát các bạn ngay trước mắt mấy trăm học sinh khác, để các bạn khác noi gương mà không làm điều bậy. Nhưng màn trừng trị bêu rếu nêu tên đó trước bàn dân thiên hạ thực sự là dã man với một đứa nhỏ như tôi.

Và cái tát của cô giáo cũng vậy. Tôi ngồi trên ghế đá và suy nghĩ thật kỹ về mối quan hệ giữa tôi và cô. Tôi quyết định không học cô nữa. Không học và không nhìn mặt, tức là, tôi vẫn đến lớp, vẫn làm bài tập, vẫn thi, nhưng sẽ không nhìn mặt cô, và cũng không cần nghe cô giảng, tôi có thể tự học trong sách giáo khoa.

Sau buổi học, cô gọi tôi ra và xin lỗi. Cô nói cô buồn vì tôi, một học sinh giỏi lại có những hành xử nông cạn như thế. Tôi nghe hết từng chữ một. Tôi hiểu, và tôi nói với cô rằng: “Em hiểu, em là một đứa nhỏ có khả năng lắng nghe, nhưng em xin lỗi, lẽ ra cô phải nói chuyện riêng với em sớm hơn, bây giờ đã quá muộn rồi. Em không thể tha thứ.”

Và từ đó đến hết năm học cấp hai, tôi đã làm như lời mình nói, không nhìn mặt. Trong câu chuyện đó, cả tôi và cô đều tổn thương, nhưng tôi muốn như thế, tôi không tha thứ vì tôi muốn cô phải dằn vặt. Và khi thấy cô dằn vặt, tôi cũng không thể vui vẻ. Nhưng tôi đã cắn chịu cảm giác ấy như là sự trừng trị cho con người.

Và tiếp nối năm cấp 2, là muôn vàn những lời nhận xét, dè biểu của các thầy cô giáo khác, thỉnh thoảng qua miệng bạn bè, đến tai tôi. Tôi đều cười bình tĩnh, nhưng thực sự, từ cái tát hôm ấy và từ sự bình thản của bạn bè. Khi đó trong lòng tôi đã tự nhủ. Mình cô độc hoàn toàn. Và được, mình sẽ sống mà không cần đến bầy đàn.

Tôi đã không chết, đã không làm gì tự huỷ hoại mình, nhưng tôi đã tiếp tục sống mà không hề có niềm tin vào bất cứ ai ngoài chính mình và gia đình. Điều đó là thật, mặc dù bạn bè có thể nói, họ thấy tôi lớn lên vui vẻ bình thường như bao đứa trẻ khác.

3. Những buổi họp phụ huynh công khai bán tán công bố về học lực hạnh kiểm của con mình và con người khác, là tội ác.

Lớp 10 tôi lại tiếp tục có bạn trai. Bạn lớp toán, tôi lớp cận chuyên. Chúng tôi đi học cùng nhau, buổi sáng hẹn nhau ăn sáng sớm, ra về đi chung, học hành gì cũng rủ nhau đi cùng. Với tôi, những tình cảm lúc ấy luôn đẹp đẽ.

Thầy chủ nhiệm, một lần nữa cảm thấy không hài lòng về việc này. Trong buổi họp phụ huynh giữa năm, đã xảy ra một biến cố lớn giữa tôi với thầy.

Mẹ tôi đi họp trễ, khi vào tới phòng họp, bà ngồi cùng với mẹ của một người bạn tôi. Mẹ của bạn tôi kể lại rằng, thầy nhắc nhở các phụ huynh khác trông chừng con em mình đàng hoàng, đừng để như cô Thanh Tâm yêu đương với cậu lớp Toán suốt ngày dung dăng dung dẻ đi ăn sáng trong sân trường, rồi học hành sa sút.

Đại loại thế, nhưng từ lúc mẹ tôi ngồi ở phòng họp, thầy không bao giờ nhắc lại việc ấy nữa. Sau buổi họp, mẹ xin gặp riêng thầy để nói chuyện. Nói chuyện với thầy xong, về nhà, mẹ tôi khóc. Bà bảo sao tôi lại làm như vậy và đẩy bà vào trong một tình trạng tệ hại như thế. Ai cũng nói ra nói vào.

Điều đầu tiên tôi làm là tìm gặp thầy để nói chuyện. Tôi xin phép gặp thầy, nhưng thầy vẫn ngồi trong phòng giáo viên và bảo rằng “Tôi không có chuyện gì cần nói với cô.” Tôi đứng lì ngoài hành lang và nhìn vào chỗ thầy ngồi. Mắt tôi rớm nước mắt.

Khi thấy bước ra khỏi phòng, tôi đã đi nhanh đến chỗ thầy và nhắc đi nhắc lại một câu cho đến khi thầy chịu dừng lại: “Em có chuyện muốn nói với thầy.”

Và tôi nói, thầy đã hành xử sai lầm khi nói chuyện yêu đương của em trong buổi họp lớp. Một lần nữa, nếu thầy quan tâm đến em thật và muốn em tốt hơn thầy đã nói chuyện riêng với em hoặc mẹ em. Và đó cũng là cơ hội để em bày tỏ với thầy những gì mà em nghĩ. Và lại nữa, trong buổi họp đó, thầy nói với tất cả phụ huynh khác và im lặng khi mẹ em đến, chứng tỏ, thầy không hề có ý định nói gì với bà. Thầy chỉ nói để thoả sự tức giận và đem ra như một màn bêu rếu làm gương với các phụ huynh khác. Thầy không nghĩ gì đến một đứa trẻ đang lớn.

Thầy đứng im nghe tôi nói, và khi tôi nói xong, thầy trả lời: “Cô nói xong hết chưa?” Tôi trả lời: “Dạ rồi, đó là những việc em muốn nói.” Thầy tiếp tục nói: “Vậy cô về đi, tôi không có gì phải nói với cô, cô gọi mẹ cô lên đây.”

Đó là nỗ lực đối thoại cuối cùng của tôi với thầy. Tôi nói để làm tròn phần mình, còn thầy, từ những thái độ và hành xử đó, đã dập tắt những nỗ lực cuối cùng của tôi.

Qua năm lớp 11, thầy xin chuyển lớp chủ nhiệm. Tôi và thầy cũng không còn gặp nhau. Các bạn bè tôi vẫn hay xôn xao, bàn tán, mỗi khi có đứa nào đó có bồ, và lại bàn tán khi cặp đôi đó bị thầy cô, phụ huynh la mắng.

Tôi cười, từ cấp hai đến câp ba, đến bây giờ, tôi đã không sống dựa vào sự bênh vực của người khác, tôi không có hy vọng nhiều từ họ, tôi cũng không còn thất vọng.

Tôi luôn cảm thấy nền giáo dục của mình thật tệ hại, mà tệ hại không phải nằm ở chương trình học, chính là ở những ứng xử giữa con người với con người, giữa cách dạy, mà thật ra là trò chuyện, thấu hiểu, và thúc đẩy những hành động đẹp, chứ không phải là áp đặt, chỉ trích, trừng phạt.

Mỗi lần các tin tức về giáo dục nổi lên trên truyền thông, tất cả những tiếng nói đều là từ người lớn. Không ai hỏi trẻ em nghĩ gì, chỉ có người lớn tranh luận về tất cả, điều gì là tốt nhất, điều gì là sai lầm, và trẻ con vẫn luôn được xem là một thực thể bị động và không có tiếng nói.

Lý do ư, tôi không biết, vì thời tôi cách các em cũng lâu quá rồi. Nhưng một phần lý do là vì, nó đã không còn tin tưởng vào “khả năng nghe hiểu” của người lớn nữa rồi. Xin lỗi tôi phải nói thẳng như vậy.

Tôi vẫn tiếp tục lớn lên và cố gắng vun đắp cho mình về những giá trị tốt đẹp, nhưng chắc chắn, đó là nỗ lực duy nhất của chính tôi, để cứu mình ra khỏi những đổ nát tồi tệ. Và mẹ, người duy nhất tôi có thể nói hết tất cả mọi thứ và cố gắng hiểu tôi từng chút nhỏ nhất. Bà chưa bao giờ tự hào vì khả năng nghe hiểu của mình, nhưng tôi biết bà là người cố gắng hiểu người khác nhiều nhất, bằng chứng là cả cuộc đời bà phải chịu đựng để hiểu hai người bất thường nhất là bố tôi, và tôi.

Tôi không ghét bỏ, không thù hận, không muốn đày đoạ những người từng gây ra tổn thương cho mình. Tôi không hề mảy may. Nhưng hành trình đó, không hề đơn giản.


Bài viết được quan tâm nhất

Hãy đọc sách và cứ ước mơ đi, đời sẽ vui hơn nhiều lắm Hãy đọc sách và cứ ước mơ đi, đời sẽ vui hơn nhiều lắm
Học tiếng và học chữ viết cái nào trước Học tiếng và học chữ viết cái nào trước
Tìm gia sư tiếng anh như thế nào hiệu quả tại Sài Gòn Tìm gia sư tiếng anh như thế nào hiệu quả tại Sài Gòn
Làm sao để phát âm tiếng anh chuẩn? Làm sao để phát âm tiếng anh chuẩn?
Kỷ niệm những ngày luyện thi topik Kỷ niệm những ngày luyện thi topik
Phương pháp dạy con chăm chỉ học hành Phương pháp dạy con chăm chỉ học hành

Lớp trên Facebook



Dành cho phụ huynh



✔  Tìm gia sư

Dành cho gia sư



✔  Đăng ký dạy kèm

✔  Lớp cần tìm gia sư

Hãy like facebook để nhận thông tin lớp mới thường xuyên

© 2024 - Trung Tâm Gia Sư Nhân Trí

Điện thoại: 0916 774 630

Địa chỉ: 281/122B Lý Thường Kiệt, Quận 11, TP HCM

0916.774.630
btn-zalo
Web hosting by Somee.com