Học tiếng và học chữ viết cái nào trước


Học tiếng và học chữ viết cái nào trước

Nên học tiếng hay chữ viết trước?

Gs Hồ Ngọc Đại và những bạn theo 'trường phái' CNGD chủ trương học tiếng trước chữ viết. Nói cách khác, trẻ em phải được dạy tiếng trước khi dạy chữ. Những người làm về giáo dục theo cách làm của muốn nói cho chúng ta rằng chỉ có phương pháp họ đề xướng (chứ không phải "phương pháp của họ") là tốt nhất. Nhưng trong thực tế, họ chẳng có chứng cứ khoa học gì để nói như thế. Thay vào đó, họ cố gắng giải thích bằng những thuật ngữ và chữ nghĩa rất khó hiểu. Qua vài video giải thích về đánh vần, tôi thấy họ vẫn không thuyết phục được đa số công chúng. Bằng chứng về nghiên cứu tâm lí cho thấy quan điểm của họ không phù hợp với kết quả nghiên cứu khoa học.

Home »  gia sư tphcm » Học tiếng và học chữ viết: cái nào trước?

Do đó, nhân vụ bàn luận chung quanh cái 'Công nghệ giáo dục' (CNGD), là người 'ngoại đạo' và tò mò, tôi tìm hiểu những lí thuyết / trường phái trong tâm lí giáo dục. Những cuốn sách tôi tìm đọc bao gồm "Innovations in Educational Psychology: Perspectives on Learning, Teaching, and Human Development", "Educational Psychology: A Century of Contributions", "Evidence Based Educational Methods". Dĩ nhiên, tôi chỉ tập trung vào những chương sách có liên quan đến vấn đề đánh vần và lí thuyết đằng sau, chứ đâu có thì giờ đọc hết mấy bộ sách này. Tác giả các sách này là từ các nước phương Tây. Không thấy một phương pháp hay trường phái nào mà nhóm 'Công nghệ giáo dục' đề xướng trong các sách trên. Sự trống vắng này có thể hiểu được vì nhóm CNGD dựa vào lí thuyết nào đó bên Liên Xô, chứ không được công nhận hay không được đề cập bởi các học giả phương Tây.

Đọc cuốn "Evidence Based Educational Methods", tôi thấy giới giáo dục học phương Tây làm nghiên cứu khoa học chẳng khác gì cách chúng tôi làm trong y khoa. Họ cũng có những mô hình nghiên cứu đoàn hệ, thiết diện, 'bệnh chứng', và randomized controlled trials. Cách họ đo lường hiệu quả làm tôi sáng mắt ra, vì rất ư là innovative. Tôi thấy mình có thể học nhiều từ họ. Do đó, không nên biện minh rằng giáo dục học không thể làm nghiên cứu như bên khoa học 'hard'; ngược lại, tôi thấy các phương pháp nghiên cứu ngành giáo dục rất hay và phong phú.

Tôi cũng tìm đọc những bài tổng quan (review) về lí thuyết đánh vần trên các tập san giáo dục học. Những bài tôi đọc là "The implications of learning theory for the idea of general knowledge" (J Vocational Education and Training 2003) của John Stevenson, bài "A Review of Recent Research on Spelling" của Alan Brown (Educational Psychology Review, 1990) (1), mới nhất là bài "Learning to spell words: findings, theories, and issues" (2) của Rebecca Treiman (Scientific Studies of Reading 2017), và đặc biệt là bài "Learning to Read and Spell Words" (J Reading Behavior 1987) (3) rất có ích. Đọc những bài báo và chương sách này là một sự "mở mắt" cho cá nhân tôi, và qua đó tôi có lí do khó tin vào những gì mà nhóm 'Công nghệ giáo dục' đang truyền bá.

Bài báo của Treiman và những chương sách cung cấp nhiều thông tin và kiến thức rất có ích. Bài này điểm qua những nghiên cứu khoa học trong quá khứ về kiến thức của trẻ em về viết chữ và thị giác. Bài báo cũng điểm qua những lí thuyết về phát triển đánh vần. Những lí thuyết này bao gồm constructivist theory (thuyết cấu trúc), stage and phase theories, dual-route theories, integration of multiple patterns. Phần cuối bài viết, tác giả chỉ ra rằng dù nghiên cứu khoa học đã giúp cho giới giáo dục học biết trẻ em học đánh vần như thế nào nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời, trong đó có câu hỏi về trẻ học đánh vần các ngôn ngữ ngoài tiếng Anh ("We now have a good deal of information about how children learn to spell, but much work remains to be done. ... more studies are needed within learners of other languages"). Dĩ nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một nghiên cứu nào từ Việt Nam hay tiếng Việt được đề cập đến.

Quay lại câu hỏi dạy tiếng trước khi dạy chữ có phải là cách dạy được thế giới công nhận là tốt nhất? Câu trả lời có vẻ là "không". Theo giới tâm lí học thì trước đây người ta tin rằng trẻ em học đánh vần bằng cách thuộc lòng những hình ảnh của mẫu tự, rồi nối kết mẫu tự với nhau. Nhưng những nghiên cứu khoa học trong vài thập niên gần đây cho thấy điều đó không đúng.

Các nghiên cứu mới khám phá rằng trẻ em học viết diễn ra theo trình tự như sau: kí ức hình tượng của chữ (orthographic memory hay "grapheme"), nhận thức được âm thanh ("phonemes"), và kiến thức về cấu trúc của chữ. Ví dụ như chữ 't' là grapheme, còn đọc thành 'ti' là phonome. Trẻ em học grapheme trước rồi mới học phoneme.

Theo một nhà nghiên cứu (Ehri) thì đa số trẻ em trước khi đến trường đã 'thí nghiệm' viết khi còn ở nhà, họ có thể biết tên của vài mẫu tự, nhận ra hình dạng, và nhận ra mẫu tự đó phát âm ra sao, nhưng họ không hiểu chữ. Do đó, đọc trong giai đoạn này là "logographic", tức là trẻ em đoán nguyên chữ dựa trên các đặc điểm hình dạng của chữ. Sau đó thì trẻ em mới nhận thức được âm thanh của các mẫu tự (giai đoạn này họ gọi là 'Semiphonetic stage'). Sau giai đoạn nhận thức âm thanh mới đến giai đoạn 'phonetic spelling stage', tức trẻ em có kiến thức về chữ và mẫu tự và hình thành cách phát âm. Sau đó là các giai đoạn chuyển tiếp (transitional stage) và tích hợp (integration stage).

Tôi chỉ mô tả ngắn ngọn thế thôi để nói rằng các nghiên cứu khoa học trong vài thập niên gần đây chỉ ra rằng trẻ em học từ hình tượng của chữ rồi mới đến âm thanh, và qua vài giai đoạn sau đó để hình thành cách đánh vần. Còn những người CNGD nói ngược lại: họ chủ trương rằng trẻ em học tiếng rồi mới học chữ. Có thể họ đúng, nhưng cũng có thể họ sai, chúng ta chưa nói được vì thiếu bằng chứng khoa học. Cái khác biệt là ở chỗ đó: người ta làm có nghiên cứu khoa học (rất nhiều), còn nhóm CNGD thì chẳng có nghiên cứu nào để công chúng xem.

Ngay cả vai trò dạy tiếng [chưa nói đến dạy trước hay sau] cũng còn trong vòng tranh cãi. Bài này (4) cho rằng Úc không nên dạy theo cách đó của Anh, còn bài này thì giải thích về phương pháp phonics (5). Bài này (6) của một chuyên gia khuyên rằng không nên dạy tiếng mà nên dạy viết: "If you want children to learn to spell, teach them spelling – not phonics" (6). Đọc qua những bài này của các chuyên gia thứ thiệt thì mới biết cái phương pháp phonics này còn trong vòng tranh cãi nhiều lắm. Nhưng chủ trương của Sở Giáo dục Victoria (Úc) (7) thì nói rõ rằng giáo viên dạy cả hai "grapheme and phoneme" (hình tượng và tiếng), chứ không có chuyện 'trước sau'.

Dĩ nhiên, tất cả những bằng chứng khoa học ở trên chỉ liên quan đến tiếng Anh. Còn các tiếng khác thì cũng đã có nghiên cứu, nhưng ít hơn nghiên cứu tiếng Anh. Riêng tiếng Việt và cái CNGD thì không có nghiên cứu bài bản như họ. Nhưng giáo dục cần phải dựa trên chứng cứ (hay giáo dục thực chứng - evidence based education). Triển khai một chương trình giáo dục mới mà không qua nghiên cứu khoa học có bình duyệt thì khó mà nói rằng đó là giáo dục thực chứng, mà chỉ là giáo dục theo ý chí. Công chúng và phụ huynh có quyền đòi bằng chứng nghiên cứu khoa học (8) từ những người chủ trương CNGD (ngay cả chữ 'công nghệ giáo dục' cũng đã đáng bàn!)

Nói tóm lại, những gì mà nhóm CNGD muốn áp đặt thiếu tính thuyết phục vì chẳng những không có bằng chứng khoa học, mà còn thiên lệch về cách cung cấp thông tin. Ngoài ra, cách họ lí giải có vẻ thiên lệch hẳn về một hướng, chứ không phải cung cấp thông tin khoa học như bài báo ở phương Tây (1-6). Hi vọng rằng cái note nhỏ này giúp cho các bạn thêm thông tin để nhận xét, thay vì bị dẫn dắt bởi những 'chuyên gia' không có nghiên cứu khoa học và quá 'biased'.

(8) Thế nào là nghiên cứu khoa học? Thỉnh thoảng vẫn phải đặt lại câu hỏi này trong bối cảnh Việt Nam. Khi nói "nghiên cứu khoa học" là tôi muốn đề cập đến khái niệm "Scientific Research". Nghiên cứu khoa học (khác với 'nghiên cứu') là một cuộc điều tra có/dựa trên giả thuyết (hypothesis) và được tiến hành theo Phương Pháp khoa học (Scientific Method). Phương pháp Khoa học là một tập hợp các kĩ thuật về lấy mẫu, đo lường, phân tích dữ liệu. Hai yếu tố này -- giả thuyết và phương pháp khoa học -- rất quan trọng, vì nó đảm bảo tính tái lập (reproducibility) của khoa học. Kết quả nghiên cứu không mang tính tái lập thì đó không có tính khoa học nữa.

Nhưng nhiều người hiểu lầm rằng những đánh giá thường qui là nghiên cứu khoa học. Do đó, chúng ta đọc thấy các luận án với những tựa đề như "Hoàn thiện công tác ...", "Đánh giá vai trò của Nhà nước", "Đánh giá chương trình giáo dục ...", "Giải pháp nâng cao ...", v.v. rất khó có thể xem là nghiên cứu khoa học. Lí do là vì những đề tài như thế chẳng có giả thuyết khoa học và phương pháp làm không phải là một thí nghiệm theo Phương pháp Khoa học. Những dữ liệu từ những 'nghiên cứu' như thế khó có thể xem là bằng chứng khoa học (scientific evidence), bởi không đáp ứng tiêu chuẩn tái lập.

Những tranh cãi chung quanh cái 'công nghệ giáo dục' không cho ra ánh sáng, một phần là người ta hiểu về nghiên cứu khoa học và bằng chứng khoa học không như cách hiểu chuẩn. Nghiên cứu khoa học không phải làm thống kê hành chánh và thường qui. Người ta xem những báo cáo thống kê tổng kết (chưa thấy công bố trên bất cứ journal nào) hay những câu chuyện cá nhân là bằng chứng! Đó có thể là bằng chứng, nhưng không phải là 'bằng chứng khoa học'.

Nguồn: bs Nguyễn Văn Tuấn

Những người phụ nữ tuyệt vời nhất của cuộc đời tôi

Những người phụ nữ tuyệt vời nhất của cuộc đời tôi

Bà & Mẹ: "Những người phụ nữ tuyệt vời nhất của cuộc đời tôi"

Bà tuyệt vời nhất trên đời

♥ Tuổi thơ bên cạnh bà nội, tôi chẳng thể nào quên được. Hồi ấy...là lúc tôi học thêm lớp 4, tôi chuẩn bị tham gia thi Học sinh giỏi. Cứ 4h sáng là bà gọi tôi dậy" Ánh, Ánh, dậy học bài" và lúc đó cũng là lúc bà dậy để nấu cám cho lợn ăn. Bà không bao giờ cần đặt chuông báo thức nhưng lúc nào tỉnh dậy cũng đúng như in 4h. Dụi dụi mắt bước chân xuống giường là đã có ngay một chậu nước và khăn mặt đặt trên ghế cạnh đầu giường để khi thức dậy tôi rửa mặt luôn và không ngái ngủ...

Rồi vào buổi tối vào bàn ngồi học với gia sư luyện học sinh giỏi, những tiếng lạch cạch ngoài sân khi bà băm rau cho lợn lại thôi thúc tôi phải học thuộc bài, phải học giỏi cho bà vui...
Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm..

♥ Bà Ngoại - tuổi thơ với nhiều kỷ niệm ở dưới cây khế chua chẳng thể nào quên bà nhỉ..
Cũng nhiều chuyện xảy ra rồi cháu cũng muốn nhắc tới nữa, giờ là lúc bà quây quần bên con cháu, hãy cười tươi mỗi ngày bà nhé.

Mẹ tôi là một người phụ nữ tuyệt vời


♥ Mẹ... “Con yêu mẹ nhiều!” - câu nói con chưa bao giờ nói được với mẹ. 
Mẹ tôi - người tần tảo sớm hôm, mỗi ngày mẹ cũng chỉ kiếm được 200-300 nghìn thôi nhưng mẹ luôn nói với con "đủ ăn là vui rồi con à" 
Mẹ tôi - người mà ai ai cũng nói rằng quê mùa, cổ hủ, nhưng mà mẹ nói" ai mà chẳng muốn được mặc đẹp, nhưng mà điều kiện chỉ được như vậy thôi"
Nhà tôi buôn bán ngoài mặt đường, dù đó là bất kỳ ai đi qua đường, mỗi lần có tai nạn là mẹ tôi lại chắp tay cầu nguyện "mong trời phật phù hộ cho họ chỉ qua loa thôi, con không có gì đánh đổi, thôi trời cứ cho con ế hàng để họ không bị gì là được", thế nên mỗi khi ế hàng mẹ con tôi lại trêu nhau "mẹ suốt ngày khấn trời phật để cho mẹ ế hàng để họ được qua loa mà vẫn bán được thế này là êm lắm rồi đấy". 
Dù còn nhiều vất vả, gian nan nhưng con vẫn muốn nói với mẹ rằng đối với chúng con, mẹ luôn là người phụ nữ tuyệt vời nhất! Dù nhiều lúc còn làm mẹ khóc, mẹ buồn và có thể vì những phút nông nổi nào đó mà trong tương lai vẫn còn làm mẹ phải buồn, phải lo nhưng mẹ à: chúng con yêu mẹ nhiều lắm! 

Lời cuối cùng... xin chúc tất cả những người phụ nữ Việt Nam sẽ luôn nhận được yêu thương, luôn xinh đẹp, luôn mỉm cười và luôn thành công trong cuộc sống..
20-10 thật ý nghĩa nhé "một nửa của thế giới được yêu thương" 

Thế nào là ngôi trường mơ ước

Thế nào là ngôi trường mơ ước

Home »   » Thế nào là ngôi trường mơ ước

Mô hình ngôi trường mơ ước

Hôm qua đến dự buổi văn nghệ kết thúc năm học của trường anh Văn, cũng là một trường dân lập trong hệ thống trường Hà Thi từng học, tôi thấy rất xúc động. Đây không phải lần đầu tôi đến dự, tôi đã đến dự suốt 12 năm qua, ở 3 ngôi trường trong hệ thống này.

Một buổi văn nghệ tổng kết cuối năm như mọi ngôi trường khác thôi, chỉ vài chi tiết khác biệt: đó là một sân khấu được chuẩn bị với nhiều sắc màu như lứa tuổi của bọn trẻ. Đó là một hệ thống các cô tạp vụ lao công luôn làm cho mọi thứ sạch sẽ ngăn nắp. Đó là các chú bảo vệ tất bật hướng dẫn vòng trong vòng ngoài....

Một buổi văn nghệ tổng kết cuối năm như mọi ngôi trường khác thôi, chỉ vài khác biệt: bạn sẽ không thấy bóng dáng của bất kỳ một người lớn nào trên sân khấu, từ việc tổ chức, làm MC, diễn văn khai mạc, giới thiệu đại biểu, giới thiệu các tiết mục, trình diễn các tiết mục... tất cả do các bé tự làm, và làm cực kỳ tốt, cực kỳ dễ thương. Các cặp MC nhiều lứa tuổi, 1 nói tiếng Anh, 1 nói tiếng Việt thay nhau tự tin lên sân khấu, các tiết mục được chuẩn công phu được các bé thể hiện rất hay, có cả dân ca Việt, các bài đồng dao tiếng Anh, nhạc híphop... trang phục và giày dép rất đẹp, hầu hết, khoảng 70% học sinh của trường đều có tham gia một tiết mục nào đó, việc lên xuống ngồi xem và di chuyển khá trật tự... thầy cô giáo và phụ huynh chỉ việc dùng đt quay phim

Thế nào là ngôi trường mơ ước

Đó là một ngôi trường dân lập bán trú, do tôi chọn cho các con, đó cũng chỉ là một trường bình thường chứ không phải quốc tế sang trọng gì, học phí một đứa tương đối gồng được đối với một công chức. Để chọn ngôi trường này, chúng tôi đã đi khắp thành phố, săm soi mọi ngôi trường. Thời Hà Thi tốt nghiệp mẫu giáo, bé có một suất vào trường điểm của quận, nhưng tôi kiên quyết đưa bé ra trường này. Việc đấu tranh để các con tôi học trường này cũng trải qua nhiều gay cấn, nhưng tôi có được sự ủng hộ của mẹ chúng, và bọn trẻ.

Đó là một ngôi trường hiếm hoi mà trẻ bình thường học chung cùng trẻ tự kỷ mà không có phân biệt đối xử, Hà Thi từng xách cặp và đỡ bạn đi học suốt 1 năm do bạn bị bệnh suy dinh dưỡng, chúng tôi luôn động viên bé và cảm kích bé vô cùng vì hành vi nghĩa hiệp đó. Đó là nơi con bạn có thể bị cho 1-2 điểm nếu bé học kém, và tệ hơn, vẫn bị ở lại lớp như thường, đặc biệt là các môn tiếng Anh, cháu học lớp 5 nhưng đến giờ tiếng Anh phải cắp tập xuống ngồi lớp 4, lớp 3 là bình thường.

Ngôi trường trong mơ

Đó là một ngôi trường mà các cháu học sinh cực kỳ lễ phép, mỗi khi tôi vô trường, các bạn của con tôi đều tới khoanh tay chào. Bạn sẽ không bao giờ thấy một miếng rác nào trong sân hay trước cổng ngôi trường này, nếu có thì đó là của phụ huynh thôi... 

CHIA TAY NHỮNG ĐỨA HỌC TRÒ CỦA CÔ

CHIA TAY NHỮNG ĐỨA HỌC TRÒ CỦA CÔ

CHIA TAY NHỮNG ĐỨA HỌC TRÒ CỦA CÔ

Xem thêm: gia sư Văn Lớp 6

+ Hầu như ai ai trong chúng ta cũng đã ,đang & sẽ đi qua khoảnh khắc  Chia tay tuổi học trò 

+ Những phút giây lấy đi nhiều nước mắt của phần lớn mỗi con người ,những cô cậu học sinh khối 12 trong lễ bế giảng .

+ Tháng 5 đến rồi ,hoà trong không khí lắng đọng cùng dào dạt những xúc cảm nghẹn ngào khi nói lời giã biệt bạn bè ,thầy cô .ĐH cảm tác viết “ Chia tay tuổi học trò” chia sẻ với mọi người .Mến chúc cả nhà cuối tuần tràn đầy niềm vui sum họp hp & đầm ấm yêu thương bên những người thân yêu.

Phút chia tay rời xa mái trường cũ 
Xa bạn bè giã từ tuổi mộng mơ 
Lòng nghẹn ngào lưu luyến hồn ngẩn ngơ 
Lệ hoen mi thẫn thờ chào giã biệt

Phượng đỏ trời ve sầu ngân da diết 
Thôi chôn vùi bao tha thiết từ nay 
Xa thật rồi bao kỷ niệm thơ ngây 
Đành khép lại tháng năm dài thơ mộng

Tuổi thần tiên yêu đương bao ước vọng 
Giờ xa nhau sầu vương khóe mắt cay 
Thương thầm nhau nụ cười ấy tóc mây 
Tim bồi hồi vòng tay ôm nức nở

Ngập ngừng trao dòng lưu bút dang dở 
Tay níu tay chẳng nỡ muốn xa rời 
Tim ngập tràn bao xúc cảm đầy vơi 
Buồn ủ rũ thinh lặng thôi chẳng nói

Kìa trống điểm vang lên rồi bạn hỡi
Phút chia ly thực sự ôi đến rồi 
Thầy cô cùng bè bạn mến yêu ơi ! 
Xa mãi rồi một thời tuổi hoa mộng 


Bài viết được quan tâm nhất

Tìm gia sư tiếng anh như thế nào hiệu quả tại Sài Gòn Tìm gia sư tiếng anh như thế nào hiệu quả tại Sài Gòn
Làm sao để phát âm tiếng anh chuẩn? Làm sao để phát âm tiếng anh chuẩn?
Kỷ niệm những ngày luyện thi topik Kỷ niệm những ngày luyện thi topik
Phương pháp dạy con chăm chỉ học hành Phương pháp dạy con chăm chỉ học hành

Lớp trên Facebook



Dành cho phụ huynh



✔  Tìm gia sư

Dành cho gia sư



✔  Đăng ký dạy kèm

✔  Lớp cần tìm gia sư

Hãy like facebook để nhận thông tin lớp mới thường xuyên

© 2024 - Trung Tâm Gia Sư Nhân Trí

Điện thoại: 0916 774 630

Địa chỉ: 281/122B Lý Thường Kiệt, Quận 11, TP HCM

0916.774.630
btn-zalo
Web hosting by Somee.com