Con anh chị năm nay vào lớp một? anh chị đang phân vân giữa 2 sự chọn lựa: cho con đi học trường công hay nên cho con đi học tại trường quốc tế.
Tuy nhiên, khi chọn cho con học trường quốc tế, các bạn cần quan tâm đến những vấn đề sau:
– Tài liệu thông dụng: Liệu rằng bạn có khả năng đảm bảo được tài thông dụng để con các bạn học suốt 12 năm học phổ thông hay không. Nếu giữa chừng phải chuyển về trường công (vì lý Do gì đó) thì thường học viên rất khó hòa nhập với cách học trường công bởi cách thức giáo dục có nhiều điểm khác nhau.
– Bởi cách dạy & bài học, bài tập hầu như được giải quyết tại trường nên lúc về nhà, sẽ có cảm giác học sinh hạn chế học bài & làm bài tại nhà. Điều này chưa giống như thông thường và dễ gây ra cảm giác là học trò trường quốc tế không chăm chỉ như trường công.
– Bởi học cách giao tiếp theo kiểu Âu – Mỹ nên đôi khi vì thói quen các em sẽ có những cử chỉ hành vi không phù hợp lắm với thói quen văn hóa truyền thống của người Việt. Điều này có khả năng gây ra các biết lầm của người lớn lúc tiếp xúc với học sinh. Vì vậy, bạn cũng cần hướng dẫn thêm học viên cách xưng hô, đàm thoại theo phong cách người Việt khi ở nhà.
Tóm lại, nếu vợ chồng các bạn có điều kiện kinh tế vững vàng, cam kết lâu dài thì nên cho con học trong trường quốc tế. Điều này sẽ bổ trợ cho con bạn sau này có được một nền tảng ngoại ngữ vững chắc, chưa bị áp lực quá nhiều trong việc học, tiếp cận được với các kỹ năng giảng dạy, học tập & môi trường học tập tiệm cận với nền giáo dục của ngoại quốc hiện đại. Nhờ đó tạo điều kiện chất lượng cho việc du học sau này của bé.
Gia sư Tài Năng chúc gia đình các bạn chọn được ngôi trường chất lượng cho con mình.
Bố mẹ mỗi người mỗi khác và cách dạy con cũng khác nhau, có người thì cưng chiều còn thái quá khiến trẻ ỷ lại, mất dần khả năng tự lập. Số khác thì dạy con theo cách: Dọa nạt, đánh đập, mắng nhiếc, so sánh với con người khác, dùng quyền của bậc bề trên để áp đặt con nhỏ,… đó điều là những phương pháp dạy gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ, thậm chí có thể gây gây các vấn đề tâm lý ở trẻ.
Vì tính chất công việc, các quý phụ huynh ngày nay dành rất ít thời gian cho con cái, thậm chí có người không khi hỏi đến thì không biết chúng đang làm gì, thích gì, ở đâu. Vậy đó rồi khi có vấn đề xảy ra, vi dụ như khi con làm sai, học tệ,… thì lúc này bố mẹ lại khắc khe, quy chụp là do lỗi của con trẻ và tìm biện pháp phạt chúng mà lại không nhận định sự việc, không xét xem lý do từ đâu, không đặt mình vào trẻ. Cách xử lý như vậy có thật sự là đúng hay không? Có ảnh hưởng đến trẻ hay không?
“Nhiều bậc phụ huynh cứ lầm tưởng khi la mắng con thì chúng sẽ nghỉ đơn giản bị ba chỉ muốn chúng tốt hơn, nhưng họ không nghĩ rằng chính những lời nói nặng đó sẽ khiến con trẻ suy nghĩ tiêu cực và tạo khoảng cách với bố mẹ. Càng la mắng thậm tệ, đánh đòn nặng hơn thì càng làm bé có hành động ức chế và từ đó sinh ra chai lì và vấn đề giữa bố mẹ với con ngày càng khó gỡ, thậm chí có thể gây ra những hành động không mong muốn nếu trẻ bốc đồng, suy nghĩ không thông” – Cô Vân giáo viên tường mần non Sơn Ca (phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên) bày tỏ.
Ngoài ra còn nhiều phụ huynh có thói quen kì lạ và cực kì không hay đó là hay chê bai, kể lễ những thói hư tật xấu của con cho người khác, cụ thể như những câu: “Thằng con tôi học dốt lắm”, “chỉ được cái lười biếng, không được tích sự gì”… với hy vọng con biết xấu hổ mà thay đổi. Tuy nhiên, bố mẹ không đặt mình vào vị trí của con mà suy nghĩ, chính bản thân người phụ huynh còn cảm thấy khó chịu khi bị nói xấu, chứ nói nói chi tuổi trẻ bồng bột, chưa va chạm chưa bị xúc phạm bao giờ thì có cảm giác thế nào? Không ai thích bị bêu xấu trước mặt nhiều người. Với trẻ, điều này vừa làm tổn thương lòng tự trọng, vừa khiến chúng giảm đi phần nào sự kính trọng, nể phục bố mẹ. Nhiều bé còn bị nặng hơn như bị tự kỷ chẳng hạn.
Thêm một trường hợp nữa mà nhiều cha mẹ hay mắc phải đó là cấm đoán những thứ mà cá nhận họ cho là không tốt. Thay vì giúp trẻ nhận định đúng sai, hướng dẫn và chỉ ra nên hay không nên và có lời lý giải thuyết phục, thì lại ngăn cản ngay lập tức khi họ cho là việc không tốt. Thậm chí, dù là vấn đề có đúng đi nữa thì cũng cấm đoán chỉ do bản thân ko thích, ép trẻ cũng theo ý mình, mà không cần giải thích nguyên nhân. Với trường hợp này phụ huynh hoàn toàn sai, việc cấm đoán vô lý, khiến trẻ mơ hồ không hiểu vấn đề, càng làm trẻ tò mò và chống chả, có khi còn tạo điều kiện để con nói dối.
Trong thời đại nào đi nữa thì việc dạy con không bao giờ là dễ dàng, nhiều bậc bố mẹ đã phải bối rối, mất bình tĩnh khi dạy con, rồi buông lời nói nặng và tệ hơn nữa là đánh trẻ, và cho đó là việc phải làm để trẻ biết sợ và sau đó sẽ nên người. “Thật ra, đòn roi không chỉ làm cho trẻ bị tổn thương về thể xác và áp lực về tinh thần, mà còn rạn nứt mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Thậm chí, có thể khiến trẻ trở nên chai lỳ và có hành động mất kiểm soát hơn nếu phải chịu nhiều trận đòn từ cha mẹ. Cho nên, thay vì la mắng đánh đập, cha mẹ nên bình tĩnh lắng nghe con cái, rồi xin lỗi con nếu lỡ như vội kết tội con không đúng. Nếu con làm sai nên chỉ bảo, giải thích cụ thể cho con hiểu, để trẻ ý thức được việc mình làm và cố gắng sửa chữa. Hoặc cũng có thể răn đe nhẹ nhàng không gây tổn thương, mà lại khiến trẻ ghi nhớ lâu hơn” - chị Nhung (Huyện Hóc Môn, TPHCM) chia sẻ.
Cuối cùng tôi mong rằng ở bất cứ thời đại nào đi nữa, mối quan hệ giữa cha mẹ và con luôn luôn tốt đẹp và không có khoảng cách… Để trở thành một gia đình lý tưởng, bố mẹ phải dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chăm sóc con cái, nhằm làm bạn với con, giúp trẻ vượt qua khó khăn chứ không phải đợi đến khi có chuyện xảy ra rồi cho trẻ những trận “mưa” roi và những lời mắng nhiếc nặng nề.
Chúc mọi gia đình luôn có cách dạy con đúng đắn!
Hãy like facebook để nhận thông tin lớp mới thường xuyên
© 2024 - Trung Tâm Gia Sư Nhân Trí
Điện thoại: 0916 774 630
Địa chỉ: 281/122B Lý Thường Kiệt, Quận 11, TP HCM