Tình yêu thời sinh viên ở Bách Khoa


Tình yêu thời sinh viên ở Bách Khoa

Tình yêu thời sinh viên ở Bách Khoa

Ngay trước mùa thi cuối kỳ, 1 hotboy tâm sự mỏng với mình là con buồn quá, không còn tâm trí để ôn thi, con định xin tạm dừng 1 học kỳ, tụi con mới chia tay nhau, sau gần 1 năm trời gắn bó, có lẽ cả 2 đứa tụi con đều ngây thơ nghĩ rằng đó là tình yêu:):):) Biết bạn ấy buồn nhiều, mình cố gắng khuyên bạn ấy lấy lại tinh thần để thi cho tốt, thi được điểm cao để có nhiều lựa chọn khi phân ngành vào đầu tháng 7 này:):):) Mình cũng nói thật cho bạn ấy biết, con trai ơi, thật ra cứ 10 cặp Bách Khoa yêu nhau say đắm thời sinh viên, ra trường đi làm là có đến hơn 9 cặp không thành đôi đó, nên cũng đừng quá đau buồn nhé con trai:):):) Nghe câu tâm sự “tụi con đều ngây thơ”, chợt nhớ da diết bài hát Trúc đào có câu “Chiều xưa có ngọn trúc đào, mùa thu lá rụng bay vào sân em, trời thu gió lạnh êm đềm, vàng sân lá đỗ cho mềm chân em, tại vì hai đứa ngây thơ, tình tôi dạo ấy là ngơ ngẫn nhìn…”, và một trời kỷ niệm của tuổi hoa niên thơ mộng lại quay về:):):)

Mình được nghe bài hát Trúc đào lần đầu tiên vào năm học lớp 4, nhưng lúc đó còn ngây thơ trong trắng nên cũng không hiểu, chỉ là thấy giai điệu hay hay thì thích vậy thôi:):):) Sau này lớn lên, chứng kiến nhiều cuộc chia ly của tình yêu thời sinh viên ở Bách Khoa và nhiều trường khác nữa, thì mình mới hiểu thêm đôi chút:):):) Thời sinh viên ai cũng yêu sống yêu chết, cứ tưởng rằng nếu không đến được với nhau thì cuộc đời này chẳng còn gì để lưu luyến nữa, cả hai chờ đến ngày ra trường để cha mẹ đôi bên chính thức mang lễ trầu cau mà nói chuyện trăm năm:):):) Ra trường vài năm, đã tổ chức đám cưới linh đình, chỉ là đám cưới với người khác mới quen sau này thôi chứ không phải là với người yêu mặn nồng thời sinh viên:):):) Hai người của ngày xưa nếu vô tình gặp lại nhau thì cũng chỉ biết nhìn nhau cười mà hát lại bài hát tình yêu ngày xưa “Tại vì hai đứa ngây thơ, tình tôi dạo ấy là ngơ ngẩn nhìn …”:):):)

Thời sinh viên, mình được nghe kể rằng, ngày xửa ngày xưa, có hai sinh viên Bách Khoa yêu nhau, và đặc biệt là cả hai cùng yêu thích hoa trúc đào:):):) Trước sân nhà nàng có trồng nhiều ngọn trúc đào, thu đến là lá rụng vàng cả sân, mỗi lần được ngắm nàng đứng xõa tóc dưới ngọn trúc đào nở đầy hoa, hồng cả một góc trời, lòng chàng cảm thấy thổn thức rạo rực, chàng lại hát nghêu ngao “Chiều xưa có ngọn trúc đào”:):):) Sinh nhật nàng, chàng lại làm thơ tặng nàng, dĩ nhiên cũng là một bài thơ về hoa trúc đào:):):) Hai người tâm sự dưới gốc mấy ngọn trúc đào, trong khi nàng đang thả hồn theo từng lời thơ chàng đề tặng, thì chàng vô tình hái mấy lá trúc đào vừa đưa vào miệng nhấm nháp vừa ngắm nàng đọc thơ, và chàng cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất trần gian:):):) Giữa một không gian thật lãng mạn như vậy, bỗng nhiên, chàng ngả vật ra, nôn mửa dữ dội, nhức đầu chóng mặt, co giật, rồi rơi vào trạng thái hôn mê:):):)

Chuyện tình lãng mạn bên ngọn trúc đào này rồi cũng như hàng ngàn chuyện tình thời sinh viên khác ở Bách Khoa, ra trường đi làm một thời gian thì cũng là “Thuyền đành xa bến sang sông, hàng cấy trút lá tình đi lấy chồng”:):):) Tuy nhiên, có một điều rất thật mà các hot boy và hot girl của nhà B2 cần phải nhớ, trúc đào là một loài cây cực độc:):):) Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất và chứa nhiều hợp chất có độc nhất, tất cả những bộ phận trên trúc đào, bao gồm cả nhựa cây màu trắng sữa, đều cực kỳ độc:):):) Người lớn nếu ăn chừng chục lá trúc đào thì có thể chết tức tưởi, và chỉ cần 1 chiếc lá nhỏ cũng có thể gây tử vong ở trẻ em:):):) Hoa hay lá trúc đào rụng vào nguồn nước nào thì nguồn nước đó sẽ trở thành độc dược:):):) Nghiêm trọng hơn, trong khi các chất độc khác có khả năng bị phân huỷ theo cát bụi thời gian thì các chất độc từ trúc đào sau nhiều năm vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt:):):)

Khác với các kim loại nặng, vốn phần lớn chỉ làm người ta chết dần chết mòn theo năm tháng, các chất độc nguồn gốc hữu cơ vừa có khả năng làm người ta phải chết tức chết tưởi ngay lập tức, vừa để lại di chứng lâu ngày, kéo dài đến cả hậu duệ sau này:):):) Có lần mình được nghe kể rằng, có hai vợ chồng nọ cũng là một cặp hiếm hoi yêu nhau từ thời sinh viên ở Bách Khoa, sau mười mấy năm chung sống, có 2 mặt con, người vợ trở nên già và xấu, và người chồng phải lòng một cô nàng khác đẹp hơn trẻ hơn trong công ty:):):) Một ngày nọ người vợ buồn tình quá tiện tay vớ cái bình thủy ngân uống cạn một hơi để tìm cái chết:):):) Tuy nhiên, trời không chiều lòng người, cô vợ vẫn sống, chỉ là mỗi ngày phải uống 2 lít sữa tươi để giải độc thủy ngân:):):) May mà là thủy ngân nên còn có sữa tươi để giải độc, chứ uống phải bình hóa chất hữu cơ, nếu không chết thì phải sống chung với lũ đến suốt đời suốt kiếp:):):)

Ngày xưa trong sân trường Bách Khoa có trồng khá nhiều trúc đào, sau một thời gian được khuyến cáo thì hầu như không còn nữa:):):) Thỉnh thoảng, mình vẫn thấy đâu đó ở công viên hay ở các con đường hoa trúc đào nở hồng thật thơ mộng, tuy nhiên chẳng thấy tấm bảng cảnh báo nào cả:):):) Không chỉ có mỗi một mình trúc đào là vừa đẹp vừa độc, nhiều loại hoa khác đẹp đến nao lòng, nhưng ẩn chứa sau nét kiêu sa kia là cả 1 trời độc tố:):):) Chẳng hạn như, hoa đỗ quyên, biểu tượng của tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng chung thủy, son sắt; hoa thiên điểu, loài hoa tượng trưng cho tình yêu vĩnh hằng; hoa cẩm tú cầu, loài hoa tượng trưng cho lòng biết ơn và những cảm xúc chân thành:):):) Thật ra, chỉ cần hiểu rõ độc tính của từng loại hoa, thì vẫn có thể sống chung với hoa đẹp trong hòa bình:):):) Chỉ mong là mọi người đừng bao giờ quên câu hát “Chiều xưa có ngọn trúc đào, mùa thu lá rụng em thành con ma”:):):)

Con trai ơi, đã học ngành hóa thì phải biết cẩn thận với những thứ có màu sắc kiêu sa hay hương thơm quyến rũ nhé, có những chuyện nhìn vậy chứ không phải vậy đâu, có những người mình ngỡ là vậy nhưng cũng không phải vậy:):):) Trên đời này, chỉ có ba mẹ mình là tuyệt đối không bao giờ bỏ mình thôi:):):) Dù da nhăn tóc bạc, dù hay cằn nhằn la rầy, nhưng trên đời này chỉ có ba mẹ mình là tự nguyện thương mình vô điều kiện thôi:):):) 

Nguồn: Nam Phan

Tình yêu thời sinh viên ở Bách Khoa

VÌ MỖI MÙA HÈ CỦA CON CHỈ CÓ MỘT

Hầu như mùa hè nào vợ chồng mình cũng đưa Minh qua nhà bà ngoại ở Sài Gòn 1 tháng để nghỉ hè. Những ngày hè bé được đi câu cua với các cậu dì, đi công viên, đi nông trại cưỡi ngựa, chạy nhảy thỏa thích ở ngoài công viên... Năm nay bé lớn rồi nên nhà mình tính đăng ký cho Minh đi trại hè để bé có thêm nhiều trải nghiệm và học hỏi thêm nhiều những thứ ngoài các môn học tại trường. Hồi bé mình cũng được đi rất nhiều trại hè và mình thấy nó thực sự giúp mình phát triển được nhiều thứ như là dạn dĩ và lanh lẹ hơn. Ngày xưa cũng nhờ đi cắm trại mà mình biết đọc mã morse, nhìn mặt trời để đoán giờ, cách dùng đá bật lửa...

Thời buổi này bố mẹ bận rộn nên mình thấy nhiều nhà hay cho con ở nhà cho coi video, chơi điện tử... Thay vì để con ở nhà chúi đầu vào màn thì mình nên đầu tư cho bé đi cắm trại để bé có thể phát triển thêm kỹ năng cho bản thân. Đồng thời có thể kết bạn mới, kích thích khả năng sáng tạo, giúp trau dồi bản thân để bé tự tin và bản lĩnh hơn. Và quan trọng hơn cả là mỗi mùa hè chỉ có một, nên hãy cho bé được trải nghiệm và tạo nên nhiều kỷ niệm đẹp.

Không phải chỉ ở nước ngoài mới có trại hè hay mà ở Việt Nam cũng có những trại hè vui và bổ ích như là “Summer Over The Moon - Hè Vui Trên Những Tinh Cầu” của ILA năm nay chẳng hạn. Đây là trại hè anh văn dành cho rất nhiều độ tuổi từ 4-16 với 4 chương trình học để giúp bé sáng tạo hơn. Mọi người có thể xem phim ngắn cực kỳ dễ thương này để hiểu thêm về chương trình. Phim chỉ hơn 3p nhưng mọi trăn trở của phụ huynh và mong ước của con trẻ đều được truyền tải. ILA đang có chương trình học bổng hoặc quà tặng cho những mẹ đăng ký sớm đó5.

Tuổi thơ của con qua nhanh và sẽ không quay trở lại nên các mẹ hãy cho con những mùa hè thật ý nghĩa, vì những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ sẽ theo con đến suốt đời và là nền tảng để con luôn là một đứa trẻ hạnh phúc.

Tình yêu thời sinh viên ở Bách Khoa

CÂU CHUYỆN CỦA HỌC TRÒ

CÂU CHUYỆN CỦA HỌC TRÒ

Cách đây mấy năm, tôi có dạy em N. Hè lớp 7 lên lớp 8, em N được gia đình đưa đến học học thêm Anh văn với cô Yến. Vào năm học, ở trường, N học toán với cô H. Cô này là giáo viên nổi tiếng dạy dở, dạy đến đâu, học sinh thi rớt đến đó.

Năm nào cũng vậy, học trò cô H đều thi rớt ào ào. Cô này dạy thì dở nhưng bắt ép học sinh đi học thêm thì giỏi vô cùng. N nhất quyết không đi học thêm cô H nên điểm toán trong trường không cao. Còn mấy đứa học trò đi học thêm cô H điểm số khá cao nhờ biết trước đề trước khi làm kiểm tra. Qua học kỳ hai, cô H lấy một bài thuộc dạng lạ hoắc cho học sinh làm kiểm tra.

Em N vì không được thông minh, không biết trước đề, lại bị trừ điểm thẳng tay ( những em không học thêm, cô H luôn tìm đủ mọi cách để trừ điểm) nên bài kiểm tra dưới điểm trung bình. Cô H liền gọi điện thoại báo cho phụ huynh biết, em N bị mất căn bản môn toán. Gia đình nghe thế liền hốt hoảng, định cho em H chuyển sang học thêm cô H. N nhất quyết không chịu. N đã nói với ba mẹ, cô H dạy rất dở.

Thế là mẹ em N gặp tôi hỏi ý kiến. Vì biết em N không thông minh nên tôi nói với mẹ em ấy rằng, cứ cho N học thêm ở hai nơi. Cứ đóng tiền học thêm cô H nhưng bữa nào khỏe thì đi học, mệt thì nghỉ. Cuối cùng, để mọi việc êm đẹp, em N học thêm hai nơi.

Thi học kỳ hai xong, em N nghỉ hẳn bên cô H, tập trung học bạ môn TOÁN, VĂN, ANH. Tuy không thông minh nhưng nhờ chịu khó, năm đó N thi được 38,5 điểm (Văn 7, Anh văn 7, toán 8, điểm nghề 1,5 điểm) vừa đủ điểm đậu vào trường NGUYỄN THỊ MINH KHAI. Còn học trò cô H nghe nói năm đó thi rớt khá nhiều.

Tình yêu thời sinh viên ở Bách Khoa

KHÔNG BIẾT - CHƯA CẬP NHẬT - KHÔNG CÓ

TÔI VÀ CHÚNG TA - LESS OF ME, MORE OF US 
Từng có thâm niên đứng trên bục giảng ở trường đại học ở Việt Nam và ở Úc, mình được các phụ huynh tin cậy gửi gắm con cái – bây giờ là gửi các cháu nội ngoại – ai cũng chung niềm hi vọng cho các cháu du học sẽ nên người, kèm với câu 'Có gì nhờ KC giúp cháu nhé!".

Home »  học tiếng Anh từ nhỏ - đều không có gì trở ngại khi đi học nước ngoài. Các em nào đã tự mình vào cuộc xin học bổng – qua những cuộc search trên mạng internet – thì cuộc sống tự lập ở nước ngoài như một chân trời mới cho các em thể hiện mình – thoát khỏi cái bóng của người lớn, thường hay áp đặt ý muốn của cha mẹ lên con cái và thoát khỏi hệ thống giáo dục gò bó nặng nề, thiếu thực tế ở Việt Nam.

Trong thời @ này, tri thức nằm ở cách người ta tiếp cận và xử lý, chứ không phải là một khối có thể ôm vào người. Cách đây gần ba chục năm, khi nghe giáo sư giảng ở đại học Úc, điều kinh ngạc nhất đối với mình là phong thái và cách họ dẫn dắt sinh viên tới tri thức. Những điều họ nói trên bục giảng rất khó ghi chép – nhưng cuối giờ học bao giờ sinh viên cũng được cho một danh sách các cuốn sách cần đọc và các vấn đề đặt ra ở giờ sau nhé!

Nếu đã quen kiểu chép bài rồi học thuộc lòng thì sẽ vô cùng hoang mang, nếu đã quen kiểu coi thầy cô giáo là pho kinh sử không bao giờ sai thì sẽ càng ngỡ ngàng với người thầy ở Úc. Khi đứng trước một câu hỏi khó, các thầy cô ở phương Tây sẽ không ngại nói ngay: “Ồ điều này tôi chưa được cập nhật, tôi sẽ tìm hiểu và chúng ta sẽ trở lại điều này sau nhé!”.

Đố biết 'chưa cập nhật nghĩa là gì?' Nghĩa là tôi không biết ạ! Không ai bây giờ dám nói tôi biết hết mọi thứ, vì nhờ Internet, nhờ Google và nhờ Facebook, người ta thấy rõ những điều mình không biết hơn là những điều mình biết. Các em sinh viên du học bây giờ không gọi điện về nhà hỏi mẹ cho gia vị nào vào nồi cá kho, mà các em tra Google thôi. Nếu bị lạc đường trên hành trình, các em không hỏi ai, mà mở Google map hoặc mở Ứng dụng GPS!

Cái tôi ngày nay sao mà nhỏ bé trong cái chúng ta, bao gồm cả các phương tiện làm nên cái chúng ta lớn lao kia – nếu mà không biết thì tra Google. Văn hoá ngày nay cần khuyến khích các bạn trẻ học cách trau dồi khả năng suy nghĩ độc lập, khả năng tra cứu thông tin và khả năng giao tiếp. Hơn hết là khả năng tự tin nói rằng là ‘điều này tôi chưa được cập nhật, tôi sẽ tìm câu trả lời!” Phải có tự tin rằng ‘tôi không biết’ thì mới dẫn người ta đến kiến thức, rồi mới có giải pháp rồi hãng nói đến sáng tạo. Nhờ cái không biết mới có ngày tạo cho mình vốn sống. Nhưng mình thấy ba chữ đơn giản đó có vẻ còn rất khó nói với nhiều người.

Hẹn bạn đi cà phê ở tiệm này, tọa lạc trên tầng thượng, tầng trệt là nhà sách quốc doanh. Trong hiệu sách thì lòng vòng nhiều lối, nhìn thấy em xinh mặc đồng phục, mình nhờ em chỉ, em thản nhiên đáp “ở đây không có tiệm cà phê!”. Loay hoay một lúc thì mình cũng tìm được cầu thang lên. Suốt lúc nhâm nhi ly nước, mình không khỏi nghĩ về cách ‘xử lý vấn đề’ của người bạn trẻ. Lúc ra về, mình tìm bạn đó nhắc nhẹ “ở đây có tiệm cà phê đấy em ạ, lối đi lên ở kia kìa, nếu có ai hỏi thì em chỉ cho người ta biết nhé!” Em trân trân nhìn mình, rồi đỏ mặt nói “hôm nay là buổi đầu con làm ở đây nên con không biết!”, với vẻ cô giáo mình bảo em “Nếu không biết thì cứ nói là không biết, rồi hỏi ra sẽ biết em ạ. Lúc nãy mà cô nghe em thì cô bị nhỡ cuộc cà phê rồi!”.

Chuyện khác là tiệm sách ở các nước thường có quầy ‘Information’ chỉ dẫn để tránh mất thời gian tìm kiếm, họ tra ngay trên máy và nói cho mình biết là ở tiệm có cuốn sách đó hay không, nếu không có thì họ đặt, lúc nào sách sẽ có, rất rành mạch và rất chi là giúp đỡ cho mình! Khi vào tiệm sách ở đây, thấy em này ngồi cạnh cái máy tính, mình hỏi thì em tỉnh bơ ‘cuốn đó ở đây hổng có!” Thấy em không có bất cứ động thái tìm kiếm nào, nên mình không thể tin là em có trí nhớ siêu hạng, nên đành tự lực và cuối cùng cũng tìm ra cuốn đó ở ngay gần chỗ em ngồi! Lần này mình ra quầy trả tiền rồi đi luôn, không muốn gặp lại em đã cho mình câu trả lời lười biếng kia, trong lòng cũng không khỏi lạ lẫm – câu cửa miệng của nhân viên có vẻ như là ‘không có, không nhé, nhất định là không thôi!’.

Nếu bây giờ trong nghề giáo dục, mình sẽ cố gắng rèn cho các em dám nói câu ‘tôi không biết điều này’ làm nền cho các em tự đến với câu trả lời, tự đến với điều mình muốn biết, chứ không dám nhồi vào đầu các em cái gọi là toàn bộ tri thức. Nếu đứng trên bục giảng lần nữa, mình sẽ cùng các em tìm cách tra cứu để cho các em có thói quen và có cái nền tiếp cận thông tin, chứ cứ học thuộc lòng thì cái đầu của mỗi người sẽ thuộc được bao nhiêu? Tôi bé tý thôi, chúng ta là cả thế giới ngoài kia mới thật là cái vô biên không một đời người nào biết hết.

Các em trẻ bây giờ có các kỹ năng và phương tiện mà thời chúng tôi không có. Các em du học sẽ sống còn và trưởng thành ở xứ người. Bạn bè mình thương con, thương cháu thì cứ có lời thế chứ thật tình từ trước tới giờ có em nào phải nhờ đến mình đâu!

Nguồn: cô Kim Chi


👉 Bài viết phổ biến

🔰 GIA SƯ DẠY LÝ BẰNG TIẾNG ANH TPHCM
🔰 BẠN GÁI NÀY CÓ NĂNG KHIẾU NGỮ VĂN

Lớp trên Facebook



Hãy like facebook để nhận thông tin lớp mới thường xuyên

© 2024 - Trung Tâm Gia Sư Nhân Trí

Điện thoại: 0916 774 630

Địa chỉ: 281/122B Lý Thường Kiệt, Quận 11, TP HCM

0916.774.630