Có nên tìm gia sư cho con không ?


Có nên tìm gia sư cho con không ?

Có nên tìm gia sư cho con không ?

Ngoài học chính khóa, học sinh có cần học thêm?. Học thêm môn gì. Học thêm ai. Học như thế nào?.

Đó là chuỗi câu hỏi làm đau đầu không ít bậc phụ huynh trong thời buổi này- thời buổi mà giáo dục đang tồn tại quá nhiều bất cập.

Trước hết xin đề cập đến vấn đề học thêm:

- Không ít phụ huynh tỏ ra cực đoan với việc dạy thêm học thêm ngoài nhà trường. Một số phụ huynh dù tìm Gia Sư Sài Gòn 24h (Giảng Dạy Nhiệt Tình)

Người thầy, người cô được phụ huynh lựa chọn nhất thiết phải hòa đồng, bao dung, sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm của trẻ. Phụ huynh sáng suốt sẽ thừa biết được ai yêu quí con mình, ai dạy dỗ con mình nhiệt tình chu đáo. Điểm số không quyết định hết tất cả cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Nhưng điểm số có ảnh hưởng đến số phận của mỗi con người. Chính vì vậy khi cho con học thêm ngoài nhà trường nếu nói rằng không vì điểm số hẳn không hoàn toàn đúng nhưng bên cạnh vấn đề điểm số, chất lượng học tập, phụ huynh hãy theo dõi những biến chuyển tâm lý của con cái hàng ngày. Dạy thêm ngoài nhà trường không đơn thuần là việc trang bị kiến thức phổ thông mà là nơi góp phần định hình nhân cách, tâm lý trẻ. Nhiều đứa trẻ đã thay đổi tính cách dẫn đến thay đổi cả một số phận nhờ tìm được những người thầy người cô tâm huyết, hợp với tính cách để chúng phát huy hết năng lực của mình.

Rất nhiều gia đình hiện nay đang lơ là trong việc nuôi dạy con cái. Mọi việc họ phó mặc cho nhà trường. Nhiều phụ huynh rất cực đoan khi nhắc đến vấn đề dạy thêm học thêm ngoài nhà trường. Nhưng phải công tâm nhìn lại là việc dạy thêm học thêm ngoài nhà trường là nhu cầu lớn và có thật. Việc dạy thêm học thêm đang góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới đất nước. Muốn hiểu nó thấu đáo cần nhìn xuyên suốt cả một chuỗi quá trình từ A đến Z.

Thay vì nhìn nhận nó một cách phiến diện, bản thân mỗi người phải là một phụ huynh thông thái, đủ trình trả lời được câu hỏi? Có nên cho con học thêm. Học thêm ai, học thêm như thế nào?.

Top 8 nguyên tắc mẹ nuôi dạy con

Top 8 nguyên tắc mẹ nuôi dạy con

⛅ Trên một trang web đang có cuộc thi viết về những kinh nghiệm nuôi dạy bé, nhiều lần mẹ định đặt bút viết bởi gần 3 năm với con đã mang đến cho mẹ không ít trải nghiệm, nhưng mẹ lại thôi, bởi lẽ nào lại có một cuộc thi xem ai dạy con giỏi hơn, ai nuôi con tốt hơn??? Mẹ không tin vào kết quả của nó, bởi vì mỗi đứa trẻ là một sự khác biệt, và không một phương pháp, nguyên tắc nào được coi là tốt nhất, giỏi nhất cả...

👍 Với riêng con , mẹ thấy các biện pháp cả về tinh thần và phi tinh thần, thì đều chỉ có tác dụng trong 1 khoảng thời gian nhất định, chứ không thể áp dụng trường kì. Khoảng thời gian này có lẽ là khoảng thời gian mà tính khí con thất thường nhất, hôm nay ưa ngọt nhạt, ngày mai lại phải nghiêm khắc, gay gắt ngay. Tuy nhiên có một số điểm mẹ vẫn muốn ghi lại, để sau này ghi nhớ và rút kinh nghiệm cho em của con nữa. Dưới đây hoàn toàn là những nguyên tắc dành cho mẹ, chứ không phải là dành cho con:

Home »  gia sư tphcm » Top 8 nguyên tắc mẹ nuôi dạy con?

💕 1. NGUYÊN TẮC LẮNG NGHE : lắng nghe là một việc làm khó, nó lại càng khó hơn khi đối tượng là con trẻ. Từ khi con chưa biết nói, mẹ đã phải luôn cố gắng đặt nguyên tắc này lên hàng đầu. Bản thân mẹ cũng thường xuyên phá hỏng nguyên tắc, khi mà sự chịu đựng có giới hạn và cả những áp lực về thời gian, công việc làm mẹ không đủ bình tĩnh. Nhưng mẹ không vì một vài lần vượt rào ấy mà quên đi điều này. Mọi lúc, mọi nơi mẹ vẫn tự nhắc mình rằng để làm một người mẹ tốt, đầu tiên phải hiểu con mình nghĩ gì, và muốn gì. Con có tư duy của con, con có cái lí của con trong mọi hành động, còn việc mẹ chấp nhận được hay không cái hành động ấy chẳng qua là ở chỗ tư duy và cái lí của hai mẹ con có giống nhau hay không thôi.

💕 2. NGUYÊN TẮC KIÊN TRÌ : Mẹ là người thiếu nhất sự kiên nhẫn, ít khi mẹ làm trọn vẹn được một điều gì nếu trong thời gian thực hiện gặp những trở ngại. Nhưng không hiểu sao trong việc kèm cặp con, mẹ lại kiên trì đến thế. Con gái mẹ có vẻ luôn chậm chạp trong mọi thứ, nhất là khi "bị" đưa vào một khuôn khổ nào đó. Mẹ không thể quên hồi con khoảng 5-7m, 10 người gặp con thì 7,8 người bảo là con có vẻ "chậm" hơn so với các bạn cùng tuổi. Con yếu ớt, con lơ ngơ, ánh mắt con chẳng tập trung vào bất cứ thứ gì, lúc nào cũng nhìn thật xa. Phải thú thật là mẹ rất buồn khi nghe mọi người nói như vậy. Nhưng tận đáy lòng mẹ vẫn có niềm tin là con mẹ chẳng sao hết, đôi mắt sáng kia không phải tự nhiên mà nó thế. Việc của mẹ là làm thế nào để khơi gợi điều đó trong con. Mẹ nhớ mẹ đã phải mất đến hàng năm trời ( cho đến tận thời điểm này ) để giúp con tập gọi khi muốn đi vệ sinh, tập cho con thói quen đánh răng, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh, nhắc nhở con việc phải ăn nói lễ phép, cư xử lễ độ.... dẫu rằng việc con tiếp thu điều này vô cùng chậm, thậm chí có thể gọi là không tiếp thu, nhưng mẹ vẫn tin vào cái công mài sắt, để một ngày cái kim của mẹ sẽ hình thành, đó có thể coi là thành quả lớn nhất của cuộc đời người làm mẹ.

💕 3. NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG : Nói thì có vẻ to tát, nhưng thực ra nó đơn giản là việc để con có những khoảng thời gian, không gian riêng, để con được sống, được lớn như con muốn. Mẹ không muốn con là phiên bản của mẹ, nên mẹ sẽ không ép con, bắt con, rèn con phải theo đúng ý mẹ trong mọi bối cảnh, trường hợp. Khi đủ bình tĩnh, trước 1 sự việc xảy ra, mẹ sẽ hỏi ý kiến của con xem con sẽ xử lý thế nào, và nếu thấy có điểm nào chưa hợp lý, mẹ sẽ phân tích để con hiểu thông thường người ta sẽ làm thế nào, chứ mẹ cũng không đặt nặng vấn đề là bắt buộc phải như thế. Mẹ - không biết làm thế là đúng hay sai - nhưng nó đã giúp mẹ hiểu hơn về cuộc sống ở góc nhìn trẻ thơ.

💕 4. NGUYÊN TẮC KIÊN QUYẾT : Tất nhiên trẻ con thì đều thích được làm mọi thứ theo ý của mình ( cả người lớn cũng vậy ), nhưng trong một số trường hợp có thể gây nguy hiểm, hoặc có thể tạo nên thói quen xấu cho con thì bố mẹ phải kiên quyết ngăn chặn. Khi đưa ra một "lệnh cấm vận", hay nhẹ nhàng hơn là một sự cảnh cáo, bố mẹ không được bỏ qua việc giám sát, dù chỉ một lần ( tất nhiên là trong phạm vi có thể giám sát ). Chỉ cần bố mẹ lơi là, hoặc ậm ừ cho qua 1 lần, thì toàn bộ công sức trước đó coi như bỏ sông bỏ bể. Trước đây con rất nghiện ip, nghiện đến mức về đến nhà là đòi chơi. Hồi đó mẹ tải 1 số app có tính giáo dục cho con, nghĩ là để con chơi vừa tiếp thu được 1 số điều bổ ích, vừa có thời gian để bố mẹ làm việc khác. Nhưng chỉ sau 1 thời gian ngắn, mẹ phát hiện ra điều đó đã làm cuộc sống trước đây của con đảo lộn. Con không còn thú vui mang sách ra cho mẹ đọc, hay là chơi trò chơi mô phỏng với các bạn đồ chơi trong nhà. Mẹ hoảng. Mẹ lập tức ra quyết định phải chấm dứt ngay việc lệ thuộc vào ip. Nhưng tất nhiên, để con không quá ngỡ ngàng, ban đầu mẹ đưa ra khoảng thời gian, trước đây có thể chơi đến chán thì thôi, bây giờ thỉ mẹ quy định 15p, hoặc 10p. Khi con quen với việc chơi trong thời gian quy định, thì mẹ đưa ra quy định là chỉ được chơi vào Chủ nhật. Con chấp nhận 1 cách khó khăn, nhưng giờ khi thấy mẹ cầm điện thoại, thì tự nói là: "Chủ nhật mẹ nhé, Chủ nhật mới được chơi".

💕 5. NGUYÊN TẮC TRAO ĐỔI - THƯƠNG THẢO : Trẻ con có quyền được biết trước điều gì sắp đến, tức là có quyền được chuẩn bị tâm lí. Việc này mẹ đã giác ngộ và áp dụng khá tốt. Nó lí giải cho việc vì sao trong 1 số hoàn cảnh, con tiếp nhận nó dễ dàng hơn một số bạn khác. Mẹ không che dấu, hay không lẩn tránh việc phải nói với con từ việc đi khám bác sĩ, đi tiêm, chuyển trường, chuyển nhà, đi chơi..v..v.. Nên lúc 18m, con đi lấy máu xét nghiệm đã vô cùng bình tĩnh trong khi nhiều bạn khóc thét, con chuyển trường mà không bị sốc về tinh thần khi thay đổi môi trường....Nhưng đó chỉ là 1 góc nhỏ. Giống như nguyên tắc lắng nghe, khi đối diện với những việc liên quan đến con thì mẹ không coi con là "em bé", mẹ nói chuyện với con như thể con là người lớn, và được mẹ xin ý kiến đàng hoàng. Tất nhiên, mẹ cũng phải đi kèm theo đó là việc yêu cầu con giải thích vì sao con lại lựa chọn hay nghĩ như thế. Ví dụ: con thích đi thang bộ, thì con phải hiểu là vì sao lại thích, chứ không thích vô cớ. Nhiều lúc mẹ vẫn phải gợi ý cho con để con hiểu câu hỏi, và hiểu cách trả lời câu hỏi đó nhưng mẹ hi vọng nó sẽ giúp con sau này biết phân tích và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn trong mọi vấn đề.

💕 6. NGUYÊN TẮC TƯỞNG TƯỢNG CÙNG CON: Người lớn nhìn cuộc sống rất thực tế, như những gì nó diễn ra, nhưng với con trẻ thì lại không thế. Nếu người lớn cứng nhắc quá trong quan điểm với trẻ thì sẽ khiến khả năng tư duy của trẻ bị mai một và đi vào lối mòn. Vì thế mà trong nhà mình, mọi đồ chơi, vật dụng của con đều được coi là có tri giác hết. Nâng niu, chăm sóc, cảm ơn, xin lỗi....tất cả những bài học đó đều được xuất phát từ việc con chơi với đồ chơi của mình. Bố mẹ không nên cười phá lên, hoặc mỉa mai, hoặc không tán đồng với những điều mà con tưởng tượng ra. Mẹ cảm giác thế giới quan của con vô cùng sinh động, con có thể biên diễn ra những câu chuyện đôi khi làm mẹ giật mình. Và mẹ hi vọng thế giới đa màu sắc đó sẽ mãi mãi bên con.

💕 7. NGUYÊN TẮC GIỮ LỜI HỨA : Nếu nguyên tắc kiên quyết yêu cầu bố mẹ phải vững quan điểm trong một số trường hợp với con, thì nguyên tắc này yêu cầu bố mẹ phải vững lời hứa với chính mình. Tất nhiên không trọn vẹn, nhưng mẹ luôn cố gắng thực hiện lời hứa một các đầy đủ và đúng hẹn nhất, kể cả khi con đã quên. Ở tầm tuổi này có thể con chưa hiểu ý nghĩa của lời hứa, nhưng nếu bố mẹ làm tốt, thì sau này con cũng sẽ làm tốt, và hiểu rằng lời hứa luôn đi cùng với danh dự. Khi cảm thấy việc thực hiện là khó khăn, hoặc không muốn thực hiện thì bố mẹ không nên hứa hẹn, mà nói tránh đi, hoặc đưa ra lí do không thực hiện được yêu cầu đó.

💕 8. NGUYÊN TẮC ĐƯỢC BIẾT - ĐƯỢC HIỂU : Một số người đã cười mẹ, khi thấy mẹ nói với con về những điều mà họ cho rằng quá to tát với trẻ con. Tất nhiên khi giải thích với con về một sự vật, hiện tượng, bố mẹ cũng cố gắng sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, không phải là những thứ đao to búa lớn. Bởi khi con đã có thắc mắc, và thắc mắc đó không được giải thích cặn kẽ, con sẽ cố gắng tìm hiểu theo cách của con, và biết đâu nó có thể dẫn đến sự lệch lạc? Mọi điều con muốn biết đều là tự nhiên, và khi con thông được điều này, thì con sẽ muốn tìm hiểu những điều khác. Mọi thứ đều có ích cho cuộc sống của con. Bởi mẹ nhận thấy khi mẹ nói với con về 1 điều bất kì, con luôn có cách "tiêu hóa" nó theo kiểu của con, chứ không phải rập khuôn như mẹ nói, sự chuyển hóa đó không phải đúng theo ý nghĩa "tiếp thu và phát triển" hay sao?

Mọi nguyên tắc mẹ rút ra đơn giản là vì mẹ muốn con trở thành một người có ích, và sống một cuộc đời đáng sống!


Bài viết được quan tâm nhất

THẦY BÓI THỜI CÔNG NGHỆ 4.0 THẦY BÓI THỜI CÔNG NGHỆ 4.0
Gia Sư Đàn Piano Guitar Organ Tại Nhà TPHCM Gia Sư Đàn Piano Guitar Organ Tại Nhà TPHCM
GIA SƯ DẠY LÝ BẰNG TIẾNG ANH TPHCM GIA SƯ DẠY LÝ BẰNG TIẾNG ANH TPHCM
Tâm Sự Về Bí Kíp Học Tiếng Anh Tâm Sự Về Bí Kíp Học Tiếng Anh
Tình yêu thời sinh viên ở Bách Khoa Tình yêu thời sinh viên ở Bách Khoa
BẠN GÁI NÀY CÓ NĂNG KHIẾU NGỮ VĂN BẠN GÁI NÀY CÓ NĂNG KHIẾU NGỮ VĂN
KỸ NĂNG TÓM TẮT VĂN BẢN KỸ NĂNG TÓM TẮT VĂN BẢN
Hãy đọc sách và cứ ước mơ đi, đời sẽ vui hơn nhiều lắm Hãy đọc sách và cứ ước mơ đi, đời sẽ vui hơn nhiều lắm
Học tiếng và học chữ viết cái nào trước Học tiếng và học chữ viết cái nào trước
Tìm gia sư tiếng anh như thế nào hiệu quả tại Sài Gòn Tìm gia sư tiếng anh như thế nào hiệu quả tại Sài Gòn

Lớp trên Facebook



Dành cho phụ huynh



✔  Tìm gia sư

Dành cho gia sư



✔  Đăng ký dạy kèm

✔  Lớp cần tìm gia sư

Hãy like facebook để nhận thông tin lớp mới thường xuyên

© 2024 - Trung Tâm Gia Sư Nhân Trí

Điện thoại: 0916 774 630

Địa chỉ: 281/122B Lý Thường Kiệt, Quận 11, TP HCM

0916.774.630
btn-zalo
Web hosting by Somee.com